Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X là
A. 0,36 lít
B. 2,40 lít
C. 1,20 lít
D. 1,60 lít
Độ không no của chất béo là k
—> 0,1(k – 1) = 0,6 — k = 7
Do có 3 liên kết pi nằm trong chức este nên còn 4 liên kết pi ở gốc hidrocacbon.
—> nBr2 = 4nX = 1,2 mol
—> VddBr2 = 2,4 lít
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m1 gam muối khan. Nếu cho 18,5 gam chất hữu cơ T (C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một amin hai chức bậc I và m2 gam hỗn hợp muối vô cơ. Tỉ lệ m1 : m2 là
A. 0,51 B. 0,62 B. 0,73 D. 0,84
Cho các nhận định sau:
(a) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
(b) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(c) Thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các muối của các a-amino axit.
(d) Ở điều kiện thường, tripanmitin và tristearin đều là chất rắn.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo poliancol.
(g) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Các nhận định đúng là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và khí N2O duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy khí mùi khai thoát ra; đồng thời thu được 8,7 gam kết tủa. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần là
A. 0,60 mol. B. 0,64 mol.
C. 0,56 mol. D. 0,54 mol.
Hòa tan 39,2 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch Y và 2,24 lit khí H2 (đktc). Nhỏ từ từ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M vào Y đến thời điểm kết tủa đạt khối lượng lớn nhất thì thấy dùng hết V ml. Mặt khác , thổi khí CO2 dư vào Y thì thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị V là?
A. 400 B. 267 C. 333 D. 200
Cho phản ứng sau: FeSO4 + Na2Cr2O7 + NaHSO4 → Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. Sau khi phương trình đã cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là
A. 40. B. 38.
C. 42. D. 36.
Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H9O2N và có các tính chất sau:
– X và Y đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, tạo kết tủa bạc trắng.
– Khi đun nóng X hoặc Y với dung dịch NaOH dư, đều thu được khí có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh.
Công thức cấu tạo của X và Y là
A. H2N-CH2-COOC2H5 và CH3-CH(NH2)-COOCH3.
B. HCOOCH2-CH2-NH2 và HCOOCH-NH-CH3.
C. HCOONH3CH2CH3 và CH3COONH3CH3.
D. HCOONH2(CH3)2 và HCOONH3CH2CH3.
Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỉ khối so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian với xúc tác Ni, thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2. Xác định thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y.
Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là
A. 152.0 gam. B. 146,7 gam.
C. 175,2 gam. D. 151,9 gam.
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) có tổng số nguyên tử oxi trong phân tử là 11. Thủy phân hoàn toàn 36,28 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,44 gam muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên thu được 20,608 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:
A. 18,19 B. 21,82 C. 10,36 D. 15,57
Cho 672 ml khí Clo (đktc) đi qua 200 ml dung dịch KOH ở 100°C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có pH = 13. Thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng, lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 6,07 gam. B. 15,97 gam. C. 3,09 gam. D. 4,95 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến