Đốt cháy hoàn toàn a mol triglixerit X, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X, thu được hỗn hợp gồm glixerol, axit oleic và axit stearic. Số nguyên tử hiđro (H) trong X là
A. 106. B. 102.
C. 108. D. 104.
a = (x – y)/4 —> X có k = 5
Axit oleic có k = 2 và axit stearic có k = 1 nên phân tử X có 2 gốc của oleic và 1 gốc của stearic.
—> X là (C17H33COO)2(C17H35COO)C3H5
—> X có 106H
Cho các nhận định sau:
(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.
(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.
(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.
(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 3.
C. 4. D. 2.
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm hai kim loại. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cho Z vào dung dịch HCl loãng, dư không thấy khí thoát ra.
B. Dung dịch Y chứa tối đa ba loại ion.
C. Lượng Mg trong X đã phản ứng hết.
D. Dung dịch Y chứa tối thiểu hai muối.
Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa.
– Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu được 55,92 gam kết tủa.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là
A. 3 : 2. B. 1 : 2.
C. 2 : 3. D. 1 : 1.
Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 13,944% về khối lượng). Nhiệt phân 30,12 gam X, thu được rắn Y. Thổi luồng khí CO dư qua Y nung nóng, thu được m gam rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,28. B. 11,22.
C. 25,92. D. 11,52.
Cho 21,6 gam axit đơn chức, mạch hở tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,52 gam hỗn hợp rắn khan. Tên gọi của axit là
A. Axit acrylic. B. Axit propionic.
C. Axit axetic. D. Axit fomic.
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, hai chức; hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 1,32 mol CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 400 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,8M để trung hòa lượng KOH dư, cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 0,16 mol hỗn hợp Y gồm hai ancol có tỉ khối so với He bằng 12,375 và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Giá trị m là
A. 36,68. B. 40,20.
C. 35,40. D. 41,48.
Nung nóng 20,88 gam hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam, thu được m gam rắn không tan. Nếu hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 1,32 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối nitrat của kim loại và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y thu được 87,72 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,80. B. 10,56.
C. 8,40. D. 14,40.
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức, đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Cho 0,2 mol X tác dụng với Na dư, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 0,2 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 16,08 gam muối. Phần trăm khối lượng của ancol trong hỗn hợp X là
A. 25,4%. B. 31,8%.
C. 62,6%. D. 38,1%.
Hỗn hợp X gồm CH2=CHCOOH, CH2=CHCOOCH=CH2, CH2=C(COOCH3)2 và CH3COOH. Để làm no hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 0,16 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng a mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 12,96 gam. Giá trị của a là
A. 0,88. B. 0,94.
C. 0,92. D. 0,86.
Hợp chất hữu cơ X mạch hở, thành phần chứa C, H, O; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. X tác dụng được với Na, giải phóng khí H2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được 2a mol CO2. Số chất của X thỏa mãn là
A. 3. B. 2.
C. 5. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến