Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,4 M vào cốc thủy tinh chứa 180 ml dung dịch Al(NO3)3 0,2 M. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất khi V biến thiên trong đoạn 250 ml tới 320 ml?
A. 1,56 B. 1,248 C. 2,808 D. 3,12
nAl3+ = 0,036
Khi nOH- = 0,1 < 3nAl3+ nên nAl(OH)3 chưa kết tủa hết.
Khi nOH- = 0,128 > 3nAl3+ nên nAl(OH)3 đã kết tủa hết và bị hòa tan 1 phần.
Vậy khi OH- tăng từ 0,1 lên 0,128 thì lượng kết tủa có đi qua điểm cực đại.
—> nAl(OH)3 max = 0,036
—> mAl(OH)3 max = 2,808
Hãy gọi tên đúng theo IUPAC của chất X có công thức sau
Trộn KMnO4 và KClO3 với 1 lượng MnO2 trong bình kín thu được hỗn hợp X. Lấy 52,550 gam X đem nung nóng sau thời gian thì được hỗn hợp rắn Y và V lít O2. Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn tạo 14,9 gam KCl chiếm 36,315% khối lượng Y. Sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với HCl đặc dư nung nóng, sau phản ứng cô cạn thu được 51,275 gam muối khan. Hiệu suất của quá trình nhiệt phân muối KMnO4 là:
A. 62,5%. B. 75%. C. 91,5%. D. 80%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol Y không tạp chức thu được 0,5 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Mặt khác, oxi hóa hoàn toàn m gam Y với CuO dư đun nóng nhận thấy khối lượng chất rắn lúc sau giảm 1,6 gam. Biết X không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy tổng số đồng phân cấu tạo ancol tối đa của X phù hợp là?
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Hỗn hợp X gồm ba amino axit đều no, mạch hở, chỉ chứa hai loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 8,848 lít O2 (đktc) thu được 0,69 mol hỗn hợp khí và hơi gồm N2, CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa 11,42 gam muối. Y phản ứng tối đa với 0,17 mol KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau?
A. 7,6 B. 8,0 C. 8,4 D. 8,8
Hợp chất hữu cơ C9H12 có chứa vòng benzen, khi phản ứng với Clo có chiếu sáng tạo một dẫn xuất C9H11Cl. Số lượng chất thỏa mãn tính chất đó là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có số mol bằng nhau, người ta thu được 8,8 gam CO2 và 4,5 gam H2O.
a. Hãy chứng tỏ rằng hỗn hợp X có chứa ankan (CnH2n+2)
b. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của 2 hidrocacbon.
Hỗn hợp X gồm Al2O3, Al, Mg, MgO, FeO, Fe3O4, Fe, Cu trong đó oxi chiếm 11,373% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch Y chứa H2SO4, KNO3 có nồng độ % lần lượt là 23,716% và 5,656%. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa H2O, (3,5m + 5,425) gam muối sunfat trung hòa và 2,28 gam hỗn hợp khí gồm (NO, N2O, N2). Cho 555 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào Z đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 163,655 gam kết tủa khan và dung dịch chứa A, B là 2 muối của kali (MA>MB) có tỷ lệ mol nA : nB = 1,25 . Nồng độ % muối Al2(SO4)3 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5. B. 11,5. C. 5,5. D. 5,7.
Đốt cháy m gam hỗn hợp A gồm 1 anken và 1 ankadien cần dùng 1,1 mol khí oxi, thu được 0,8 mol CO2, công thức của ankadien là
Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6, H2. Tỉ khối X so với butan là 0,4 . Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom dư thì số mol Brom tối đa phản ứng là bao nhiêu?
Cho một ancol mạch hở Z phản ứng vừa đủ với 1,15 gam Na tu được 2,62 gam muối và số mol khí sinh ra bằng 2,5 lần số mol Z phản ứng. Vậy tổng số nguyên tử có trong một phân tử Z là:
A. 22 B. 25 C. 28 D. 31
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến