Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 (dư) vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị:
Giá trị của a và m là
A. 0,8 và 10 B. 0,5 và 20 C. 0,4 và 20 D. 0,4 và 30
Đoạn đồ thị nằm ngang ứng với sự tạo thành NaHCO3
—> nNaHCO3 = nCO2 = a + 0,5 – a = 0,5
—> nNaOH = 0,5
—> m = 20 gam
Khi nCO2 = 1,3 thì tạo 2 muối axit NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
Bảo toàn C —> nBa(HCO3)2 = 0,4
—> nBa(OH)2 = 0,4
Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+, a mol K+, 0,15 mol Cl- và b mol HCO3-. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất một muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng muối khan là:
A. 18,575 B. 21,175 C. 16,775 D. 27,375
Trong các thí nghiệm sau:
(1) Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng.
(2) Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(3) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(4) K tác dụng với dung dịch CuSO4.
(5) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(6) Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(7) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đkc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.
Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào dung dịch 200ml dung dịch Fe(NO3)2 sau khi phản ứng thu được 19,44 gam chất rắn và dung dịch X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số moi 1 : 3?
A. 11,88 gam C. 8,91gam B. 7,92 gam D. 5,94gam
Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol FeO, 0,1 mol CuO và 0,3 mol ZnO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được m gam muối và 1,96 lít hỗn hợp khí SO2 và H2S. Tính m gam muối và tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2
Để làm no hoàn toàn 11 gam hỗn hợp gồm etilen và buta-1,3-đien cần vừa đủ 8,96l khí H2 (đktc)
a. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b. Hỗn hợp trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Hỗn hợp X gồm Al và Na. Cho m gam X tác dụng với nước dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 9,52 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong X là
A. 74,59% B. 82,36% C. 68,92% D. 77,68%
Một số hợp chất có công thức CxHyOz có M = 60 đvC
a. Viết công thức cấu tạo các hợp chất đó và cho biết chúng có phải là đồng phân của nhau không?
b. Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với Na, NaOH?
Nung 11,2 gam Fe; 26 gam Zn với S lấy dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl.
a. Tính thể tích khí sinh ra ở (đktc)
b. Khí sinh ra cho vào CuSO4 10% (D=1,1g/ml). Tính thể tích dung dịch CuSO4 cần đủ để phản ứng hết lượng khí sinh ra ở trên
Nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được khí A và dung dịch B.
a/ Tính %V các khí trong A
b/ Dung dịch B phản ứng đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến