Đốt cháy hoàn toàn 23,2 (gam) hợp chất X thu được 24,64 (lít) CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 9 (gam) H2O; 10,6 (gam) Na2CO3. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng ở trong phân tử X chỉ chứa một nguyên tử Oxi
nCO2 = 1,1
nH2O = 0,5
nNa2CO3 = 0,1
nC = nCO2 + nNa2CO3 = 1,2
nH = 2nH2O = 1
nNa = 2nNa2CO3 = 0,2
nO = (mX – mC – mH – mNa)/16 = 0,2
—> C : H : Na : O = 6 : 5 : 1 :1
X có 1 oxi nên X là C6H5ONa
Trộn lẫn 3 dung dịch HCl 0,3M, HNO3 0,3M và H2SO4 0,2M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 360 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm Ba(OH)2 0,08M và NaOH 0,23M thu được m gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 2. Giá trị của m gần nhất với
A. 5,54 B. 5,42 C. 5,59 D. 16,61
Hỗn hợp Q chứa a mol dipeptit X và b mol tripeptit Y (đều do các amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 tạo nên, với a : b = 2 : 3). Biết m gam Q tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được muối của amino axit R, 2,91 gam muối của Gly, 8,88 gam muối của Ala. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam Q thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được là 8,96 lít. Giá trị của m là
A. 9,68 B. 10,55 C. 10,37 D. 10,87
Hỗn hợp X gồm một andehit (không no, đơn chức, mạch hở) và hai axit đơn chức, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần dùng 0,95 mol O2, thu được 24,64 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Cũng a gam X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cho a gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được khối lượng kết tủa là
A. 129,6 gam B. 108 gam C. 43,2 gam D. 146,8 gam
Thủy phân hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp R gồm hai este X và Y (đều mạch hở, không phân nhánh, MX > MY) bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 2 muối (có cùng số C trong phân tử) và hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp (không có sản phẩm khác). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được 14,56 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Khối lượng của X trong R là
A. 17,7 gam B. 18,8 gam C. 21,9 gam D. 19,8 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và phenol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với Br2 dư thì thu được 16,55 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 9,5 B. 12,6 C. 9,3 D. 7,9
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho lá Zn vào đung dịch HNO3 loãng.
(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
(5) Để một miếng thép trong không khí ẩm.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y ở 2 chu kì kế tiếp (MX < MY) vào nước, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,95% B. 54,12% C. 27,05% D. 45,89%
Đốt cháy hoàn toàn 2,53 gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 7,48 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,08 B. 4,05 C. 4,59 D. 4,41
Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn khan. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,029 B. 0,028 C. 0,026 D. 0,027
Cho 58,25 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al, KNO3 tan hoàn toàn trong 1,4 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y chứa m gam muối sunfat và thấy thoát ra 8,96 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khối của Z đối với H2 là 4,5. Thêm 3,6 gam Mg vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 1,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 175,65 B. 179,24 C. 182,45 D. 168,15
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến