Hỗn hợp X gồm a mol Al, b mol Na. Cho hỗn hợp X vào H2O dư sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B và có thể có chất rắn D. Hãy biện luận để xác định số mol các chất có trong dung dịch A, khí B, chất rắn D theo a, b.
2Na + 2H2O —> 2NaOH + H2
b……………………….b………b/2
2Al + 2H2O + 2NaOH —> 2NaAlO2 + 3H2
b……………….⇐ b ⇒……………b………3b/2
Dung dịch A chứa NaAlO2 (b mol)
Khí B là H2.
nH2 = b/2 + 3b/2 = 2b
Chất rắn D là Al dư (a – b) mol
Hỗn hợp E gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-2O4) đều mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 15,1 (gam) E cần dùng 0,695 (mol) O2. Mặt khác, đun nóng 15,1 (gam) E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a (gam) muối A và b (gam) muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,5 B. 0,8 C. 0,9 D. 1,6
a) Giữa nồng độ phần trăm của dung dịch và độ tan của chất tan tạo dung dịch đó có gì giống và khác nhau?
b) Xác định lượng tinh thể CaCl2.6H2O tách ra khỏi dung dịch CaCl2 khi hạ nhiệt độ dung dịch CaCl2 có khối lượng là 1642 gam bão hòa ở 80 °C xuống 20 °C. Biết độ tan của CaCl2 ở 80 °C và 20 °C lần lượt là 64,2 gam và 41 gam.
Cho hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp Y gồm hai axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh, có cùng số liên kết π; tất cả đều mạch hở. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol 3:2 thu được m gam hỗn hợp Z. Tiến hành phản ứng este hóa m gam Z, sau một thời gian thu được hỗn hợp T chứa nước và 7,89 gam các chất hữu cơ. Chia T làm 3 phần bằng nhau – Phần 1: Phản ứng tối đa với 0,035 mol NaOH – Phần 2: Dẫn qua bình đựng Na dư thì có 0,616 lít H2 thoát ra (đktc). – Phần 3: Đốt cháy hoàn toàn, thu được 3,74 gam CO2. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong Z có thể là
A. 17,36% B. 7,11% C. 8,19% D. 26,33%
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trung dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít hỗn hợp khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với A. 25 B. 31 C. 29 D. 27
(NH4)2SO4 phản ứng với chất nào sau đây, viết phương trình: NaOH, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2. Giải thích lí do không phản ứng.
Hỗn hợp rắn X có a mol NaOH, b mol Na2CO3, c mol NaHCO3. Hòa tan X vào nước (dư) sau đó cho tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) ở nhiệt độ thường, lọc bỏ kết tủa, đun phần nước lọc thấy có kết tủa. Kết luận nào là đúng
A. a = b = c B. a > c C. b > c D. a < c
Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và 1 este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện. Đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam A vào dung dịch nước Brom dư. Hỏi số mol Brom phản ứng tối đa là:
A. 0,4 B. 0,6 C. 0,75 D. 0,7
Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 0,1 và 0,05 B. 0,2 và 0,05
C. 0,4 và 0,05 D. 0,2 và 0,10
Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), tạo thành 0,224 lít H2 đktc.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính m.
Nung nóng m gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2. Cũng hỗn hợp đó tan trong HCl dư thu được 3V lít CO2 (đo ở cùng điều kiện). Tính %Na2CO3 trong hỗn hợp trên.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến