Tính c% của dd H2SO4 nếu biết rang khi cho một lượng dd này tác dụng với một hỗn hợp dư Na, Mg thì lượng h2 thoát ra bằng 4,5% lượng dd axít đã dùng
Lấy 100 gam dd H2SO4
—> nH2SO4 = c/98
và nH2O = (100 – c)/18
—> nH2 = c/98 + (100 – c)/2.18
mH2 = 2[c/98 + (100 – c)/2.18] = 100.4,5%
—> c = 30%
Hai este X và Y có cùng CTPT là C8H8O2 và chứa vòng benzen. Cho 6,8 gam hỗn hợp M gồm X và Y tác dụng với NaOH dư thấy nNaOH phản ứng = 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Tìm khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z: A. 0,82 B. 0,92 C. 0,93 D. 0,95
Hỗn hợp M gồm axit không no, đơn chức, hở X (có 1 liên đôi ở gốc hiđrocacbon), 1 ancol no, đơn chức, mạch hở Y và este Z tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 7,93 gam hỗn hợp M, thu được 0,335 mol CO2 và 0,235 mol H2O. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về X: (i) X có 4 nguyên tử H (ii) X có 3 nguyên tử C (iii) X có phản ứng tráng gương (iv) X tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là ancol đa chức; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được a gam ancol Z và hỗn hợp muối. Dẫn a gam Z qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 4,704 lít khí H2 (đktc); đồng thời khối lượng bình tăng 12,46 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 1,2 mol O2, thu được CO2, H2O và 12,72 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 34,6% B. 59,2% C. 60,4% D. 48,8%
Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,005 mol chất A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH (khối lượng riêng 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc) và 0,495 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức. Z tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra sản phẩm Z’ có khối lượng phân tử lớn hơn Z là 237u và MZ < 125 u. Trong các phát biểu sau: (i) A có hai công thức cấu tạo thỏa mãn. (ii) Z có ba công thức cấu tạo thỏa mãn. (iii) Hỗn hợp X, Y, Z có phản ứng tráng gương. (iv) Trong phân tử Z’ chứa 3 nguyên tử Brom. (v) Khối lượng chất A đã dùng là 0,97 gam. Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
//
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
A. 31,95% B. 19,97% C. 23,96% D. 27,96%
nhiêt phân hoàn toàn hh X gồm NaNO3,Cu(NO3)2,Al(NO3)3 thu được 10g chất rắn Y và hh khí Z.hấp thụ khí Z vào 112,5g H2O thu được axit có nồng độ 12,5 và có 0,56l khí thoát ra.tính %khối lượng NaNO3 trong hh X???
em ra 8,89 % nhưng mà đáp án là 42,5%
sục từ từ 2,24 lit khí CO2 ở DKTC vado 100ml dd X gồm naoh 1,2M và Na2CO3 0,25M thu được dung dịch Y. làm bay hơi dd Y thu được m gam chất rắn. tìm m(g)
Ad giúp em câu này với ạ. Em cảm ơn ạ.
Nung nóng 38,3 g hỗn hợp PbO và CuO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 15 g kết tủa màu trắng. Khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
Hòa tan hết 5,355g X gồm FeCO3 và FeS2 trong dung dịch HNO3 1,25M được dd Y (chứa 1 chất tan) và V lít hỗn hợp khí D (hóa nâu trong không khí) gồm 2 khí. V=?
Câu 1. Hoà tan 11,76 gam Fe bằng 200 ml dung dịch gồm HCl 2,5M và NaNO3 0,5M thu được dung dịch B và V (lit) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong dung dịch B thu được là: A. 26,67g B. 31,25g C. 36,00g D. 25,40g
Câu 2. Cân bằng phản ứng:
C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 —> C6H5-COOH + CH3COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 3. Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2 (đktc) thoát ra, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A thu được 4g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2(đkc). Biết trong hỗn hợp đầu có tỉ lệ 2 : 3. Khối lượng chất rắn B1 và nguyên tố R là A. 27,85g và Ba. B. 26,95g và Ca. C. 27,85g và Ca. D. 26,95g và Ba.
Câu 4. Để 2,52 gam bột sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 2,84 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hết X cần 500 ml dung dịch HNO3 a (mol/l), sau phản ứng sinh ra 0,56 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Tính giá trị của a và khối lượng chất tan trong Y.
Câu 5. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm 1) H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến