Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng:
Fe + H2SO4 loãng —> FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 —> FeCl2 + Cu
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
Một mẫu kim loại Cu có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.
Cho 0,1 mol alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 11,1. B. 9,5. C. 11,3. D. 9,7.
Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 14,9. B. 14,59. C. 13,06. D. 15,67.
Hoà tan hoàn toàn 14,22 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34 B. 122,58 C. 106,38 D. 97,98
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 20,805) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 26,22) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m:
A. 41,06. B. 33,75. C. 61,59. D. 39,60.
Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam một đơn chất A trong không khí thu được 4,26 gam chất rắn là một oxit duy nhất. Hãy xác định tên đơn chất A
Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh bệnh nhiễm nấm kẽ chân tay. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ lở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là đietyl phtalat:
Công thức phân tử của đietyl phtalat là:
A. C12H14O4. B. C12H15O4.
D. C10H14O4. C. C10H15O4.
Một số hạt nhân của các nguyên tử kim loại (có số khối lớn) có khả năng cản trở quang bức xạ. Trong y học, dạ dày, tá tràng cũng như toàn bộ đường ống tiêu hóa không cản quang với tia X, nên khi xét nghiệm X-quang dạ dày, tá tràng bệnh nhân phải uống thuốc cản quang hay còn gọi là chất Baryt. Thành phần chính của Baryt là:
A. BaSO4. B. NaCl. C. Ca(HCO3)2. D. MgSO4.
Cho dung dịch có chứa 3,0 gam H2N-CH2-COOH tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
A. 3,88 gam. B. 6,55 gam.
C. 4,60 gam. D. 4,46 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến