@Meo_
# Tự làm, not mạng nhá !!!
( 1 ) Khái niệm về so sánh: là đối chiếu những sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
⇒⇒⇒
- Có hai loại so sánh theo mức độ
+ So sánh ngang bằng
Ví dụ: Ánh mắt mẹ sáng long lanh như những vì sao trên bầu trời
+ So sánh không ngang bằng
Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Có ba loại so sánh theo đối tượng:
+ So sánh cùng loại:
Ví dụ: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền
+ So sánh khác loại:
Ví dụ: Môi mẹ cười tỏa sáng như ánh bình minh
+ So sánh cái cụ thể với trừu tượng và ngược lại:
Ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
_________________________________________
( 2 ) Khái niệm về nhân hóa là: sử dụng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... của con người để miêu tả về đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
⇒⇒⇒
- Có ba kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Ví dụ: bác gấu, chị bướm, anh sâu, chú ong, ...
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
Ví dụ: Những làn gió nhẹ nhàng thổi bay những chiếc lá già rơi xuống đất
+ Trò chuyện với vật như với người
Ví dụ: Trâu ơi ta bảo trâu này _ Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
_____________________________________________________
( 3 ) Khái niệm về ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có sự tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
⇒⇒⇒
- Có 4 kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ cách thức:
Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn
+ Ẩn dụ hình thức:
Ví dụ: Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
+ Ẩn dụ phẩm chất:
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Ví dụ: Cha lại dắt con đi trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai
________________________________________________
( 4 ) Khái niệm về hoán dụ: là gọi tên khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
⇒⇒⇒
- Có 4 kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
Ví dụ: Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông dân cùng với thành thị đứng lên
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao