1.
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:
- Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ nổ ra; kinh tế Liên Xô sa sút.
- 1986 Goóc – ba – chốp nắm quyền và để ra cải tổ.
- Cuối những năm 80, đất nước Liên Xô bị lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
- 19/8/1991 một số lãnh đạo người Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống.
- 21/12/1991 những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định giải tán liên bang, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.
- 25/12/1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã kết thúc sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở Châu Âu. Theo đó, các tổ chức SEV và Hiệp ước Vac-sa-va cũng theo đó mà tan rã. Đây chính là một tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới đối với các lực lượng tiến vộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc và hòa bình, ổn định, tiến bộ trên thế giới.
2.
Những nét nổi bật của châu á sau 1945:
- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)
- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
Gần nửa thế kỉ XX tình hình châu á không ổn định dù đã dành được độc lập vì:
- Châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của mình ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới lãnh thổ.
- Các nước đế quốc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở các khu vực Tây Á (còn gọi là vùng Trung Đông) làm cho cục diện châu Á luôn không ổn định và căng thẳng.
3.
- Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Việt nam gia nhập Asean vào ngày 28/7/1995.
4.
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
- Làm thất bại âm mưu chiếm Cuba của Mỹ.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước châu Mỹ Latinh.
- Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mỹ Latinh.
5.