Từ bao đời nay , ông cha ta đã truyền dạy lại biết bao nhiêu tri thức đáng quý , những bài học làm người được đúc kết thành vô vàn các câu tục ngữ , thành ngữ . Trong số đó , có câu " Đói cho sạch , rách cho thơm " , với ý nghĩa khuyên nhủ , răn dạy chúng ta là dù cho có nghèo khổ , thiếu thốn cũng vẫn phải giữ cho mình cái nhân cách , cái lòng tự trọng . Nhưng khi mà thời đại thay đổi , xã hội cũng thay đổi theo . Theo một chiều hướng phát triển . Văn minh hơn . Tân tiến hơn . Hiện đại hơn . Khiến chúng ta những tưởng câu tục ngữ này không còn tồn tại giá trị nữa , vì cuộc sống bây giờ ai nấy đều sung túc ấm no .Song , có những cái phơi bày ra trước mắt cho chúng ta thấy , nhưng có những cái mà chúng ta không thể thấy được . Đứng trước một thành phố phồn vinh hoa lệ , ai mà nghĩ được nơi đâu đó vẫn tồn tại những khu ổ chuột nghèo nàn , những ngôi nhà nhỏ bé xập xệ . Đứng trước những con người giàu có sống cuộc sống phú quý xa hoa , ai mà nghĩ đến nơi đâu đó vẫn còn tồn tại những con người nghèo khổ , đáng thương , không có cơm ăn no không có áo mặc ấm , vô gia cư , đáng thương ,...Điều này đe dọa văn minh xã hội vô cùng. Bởi cái nghèo khổ , cái tùng thiếu , bần hàn có thể khiến con người ta bị lu mờ lý trí , bởi những đồng tiền có thể tiêu khiển những con người khốn khổ , khiến họ đánh mất đi nhân phẩm và lòng tự trọng vốn có của bản thân , bước chân vào con đường tội lỗi . Nhưng sâu trong đâu đó con người , dù bị cái khổ che đi , bị cái nghèo đậy lại , vẫn tồn tại cái nhân cách đáng quý vốn có của con người " đói cho sạch , rách cho thơm " . Chỉ là họ có thể vượt lên cái khó khăn đấy , để trở lại làm một con người có đạo đức , hay tiếp tục sa vào con đường lầm lỗi hay không . Không phải họ không thấu , không hiểu bài học vỡ lòng " đói cho sạch , rách cho thơm" , mà là vì cái nghiệt ngã của số phận đẩy họ vào tình thế đó mà thôi....