Văn chương không chỉ đơn thuần là nghệ thuật giải trí, nó phản ánh thực tế cuộc sống với rất nhiều các chức năng như nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục,… Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương. Vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Để hiểu được nhận định ấy về vai trò văn chương, ta cần phải hiểu văn chương là khái niệm chỉ ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ để làm chất liệu xây dựng hình tượng phản ánh và biểu hiện trong đời sống. Không chỉ vậy, nó còn hướng con người tới “Chân, Thiện, Mĩ” của cuộc đời. Chính vì thế, văn chương đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình cũng như xã hội. Trước hết, “Những tình cảm ta chưa có” nghĩa là những tình cảm chưa nảy sinh trong tâm hồn ta. Và “văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có” là khi đọc các tác phẩm văn chương trong tâm hồn ta nảy nở những tình cảm, cảm xúc mới lạ. Còn “văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” nghĩa là văn chương làm cho những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta như tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, yêu bạn bè, tình cảm với lãnh tụ,… trở nên phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn.
Lời nhận định của Hoài Thanh hoàn toàn chính xác. Trước tiên, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có bởi các tác phẩm văn chương giúp ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những bài học về cuộc sống, những nét ứng xử tinh tế, truyền cho ta những tình cảm mới, niềm say mê, tình yêu quê hương, sự đồng cảm với con người. Đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt đã làm nảy sinh trong ta nhiều tình cảm. Ta thấy yêu mến cái vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống tuổi trẻ của Mèn, khâm phục tính biết lo xa, tự lập của chú. Nhưng thái độ kiêu căng, ích kỉ ngạo mạn và hèn nhát của Mèn lại thật đáng ghét, đánh khinh. Với chú Dế Choắt bé nhỏ, yếu ớt, ta lại thấy xót thương biết bao trước cái chết oan uổng của chú và khâm phục ở Choắt sự rộng lượng, khoan dung. Tiếp đến bài thơ Lượm của Tố Hữu, nhân vật chú bé liên lạc Lượm làm nảy sinh trong ta tình cảm yêu mến trước sự hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh; khâm phục sự dũng cảm, lòng yêu nước của chú; xót thương trước sự hy sinh anh dũng của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi. Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương để lại trong ta tình cảm yêu quý, trân trọng vẻ đẹp hình thể, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xhpk. Đồng thời ta thấy xót xa, thương cảm cho số phận lênh đênh, chìm nổi và bị lệ thuộc của họ. Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, ta xót xa, thương cảm trước sự thiệt thòi của ae Thành và Thủy khi ba mẹ chia tay và khi Thủy không được đến trường đi học; ta xúc động trước tình cảm ae Thành – Thủy dành cho nhau và thấy mình cần phải trân trọng tc gđ. Còn văn bản “Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đem đến cho ta sự xót thương trước nỗi khổ của nhân dân trong xhpk khi rơi vào cảnh “muôn sầu nghìn thảm”. Xót thương cho người dân bao nhiêu, ta lại cảm thấy căm hận sự vô trách nhiệm, táng tận lương tâm của tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú bấy nhiêu. Tuy ta chưa một lần đến Huế, chưa được nghe ca Huế nhưng khi đọc văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh, ta sẽ cảm nhận được tình yêu Huế của chính bản thân ta qua những làn điệu dân ca Huế độc đáo, phong phú; yêu mảnh đất, con người Huế đằm thắm, mộng mơ và tự hào Việt Nam có di sản văn hóa phi vật thể là Huế.
Văn chương không chỉ gây cho ta những tình cảm ta chưa có mà còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm sẵn có ấy sẽ được phong phú hơn, cao đẹp và tinh tế hơn trong tâm hồn con người mỗi chúng ta. Trước tiên đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu. Bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến; để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. Từ đó, ta thấy yêu với biết ơn bà hơn, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn.
Văn chương quả là có sức mạnh to lớn, lay động tới đời sống tình cảm của con người. Từ đó mà ta khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Không chỉ vậy, ta còn nhận thấy nhà văn Hoài Thanh của chúng ta thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị cao đẹp của văn chương được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
tnv