1. - : Đoạn thơ trên trích trong văn bản : Quê Hương của Tế Hanh
- : PTBD : Biểu cảm + Miêu tả
2 .
Nhắc đến Tế Hanh , người ta nghĩ ngay đến một hồn thơ dồi dào , tràn ngập tình quê hương , đất nước . Tiêu biểu là bài thơ " Quê Hương " - bài thơ khởi nguồn cho chủ đề chính của tác giả . Thành công của bài thơ được tạo nên từ khung cảnh đoàn thuyền trở về bến .
" Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
.........................
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng ."
Khung cảnh thuyền về bên đỗ được mô tả tấp nập, vui vẻ, "khắp dân làng tấp nập đón ghe về". Không khí rạng rỡ, tươi vui đó là bởi “nhờ ơn trời, biến lặng, cá đây ghe", báo hiệu những tháng ngày ấm no hạnh phúc. Lời thơ giản dị mà xúc động, nghĩa tình như tiếng lòng của mỗi người dân làng chài cảm tạ trời đất, cảm tạ biển cả. Câu thơ cho thấy giữa thiên nhiên và con người tốn tại mối quan hệ hòa hợp, ân tình - con người hưởng dụng từ thiên nhiên và biết thẩm cảm ơn thiên nhiên. Không chi vậy, để đạt được thành quả lao động đó, không thể không nhắc đến những anh hùng đời thường, những người trở về cùng đoàn thuyền sau bao nhọc nhằn, hiểm nguy của biển cả. Những câu thơ tiếp theo khắc họa chân dung những con người ấy:
" Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
....................
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ "
Từ cái nhìn bao quát, tầm mắt nhà thơ huớng vào cận cảnh để soi chiếu “linh hồn của những con thuyền: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nông thở vị xa xăm". Sự kết hợp giữa lối tả thực gián dị (làn da ngăm rám năng) và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo (thán hình nông thà vị xa xăm) không chi khắc họa những người dân chài với ngoại hình mộc mạc, rắn rỏi, khỏe khoắn mà còn sở hữu cái bản lĩnh dạ dày nắng gió - giống như thể những nắng, những gió, những chuyến đi biển xa xăm đã ngấm vào trong huyết quản. Không chỉ có con người dường như đổi khác sau mỗi chuyến đi, những chiếc thuyên vốn “hăng như con tuấn mã" lúc ra đi, dường như cũng đổi khác khi trở về. Biện pháp nhân hỏa (im, mỏi, trở về nằm) giúp chúng ta hình dung những con thuyền vô tri giống như những sinh thể sống động, biết chia sẻ cùng con người những nhọc nhằn mệt mỏi của công việc mưu sinh, đang tìm chốn nghi nơi bến đổ. Cách diễn đạt ẩn dụ chuyên đối cảm giác (nghe chất muối thăm dân trong tho vỏ) gây ấn tượng sâu sắc. Nguời đọc không chỉ cảm nhận được cái mặn mòi của biển thẩm vào từng thớ gỗ mà còn cảm thấy được sự thay da đổi thịt của con thuyền: lắng nghe chất muối tham dan trong cơ thể, nó cũng như con người, dường như đang tự tôi rèn sau mỗi chuyển ra khơi, trở nên dạn dày hơn, bản lĩnh hơn, để rồi chuyến đi sau lại tiếp tục “mạnh mẽ vượt trường giang" . Những dòng mô tả tinh tế có lẽ chỉ có thể được viết bởi một nhà thơ có tài, cũng là một người nặng tình với quê hương.Đọc đoạn thơ , chúng ta cảm nhận được một tâm hồn trong sáng, hồn hậu , không chút khoa trương như chính con người Tế Hanh vậy .