Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 , xã hội phong kiến nổi lên đè nặng lên vai những người nông dân Việt Nam . Tuy vậy , những người nông dân xã hội đương thời ấy không bao giờ biết bỏ cuộc . Họ luôn đứng lên chống lại cái " xã hội dơ bẩn " mà các quan dưới quyền tạo nên . Điển hình trong số đó là nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố vừa có phẩm chất đẹp vừa thể hiện cho những người phụ nữ đương thời .
Chúng ta được biết rằng ở xã hội đó , nạn sưu thuế rất khắc nghiệt . Nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng . Chị Dậu cũng vậy . Nhà chị cũng nghèo nhất xóm đến nỗi chị phải bán con , bán chó cho lão Nghị Quế . Tuy vậy , chị vẫn là người đàn bà bất hạnh yêu thương con hết mực . Do thương chồng bị đánh thê thảm quá nên chị mới phải bán con cho nhà Nghị Quế song cũng nhằm cho con có cuộc sống đầy đủ hơn . Chị quả là người mẹ biết lo nghĩ và yêu thương con ! Khi chồng chị bị đánh tơi tả về , chị đã ân cần chăm sóc chồng mà không than vãn lời nào . Thường ở xã hội hiện nay , những người phụ nữ sẽ luôn than trách rất nhiều nhưng thời 1945 thì không . Họ vẫn luôn dành vẹn tình yêu thương cho chồng dẫu có bị đánh đập , có làm sai trái . Phẩm chất ấy được thể hiện rõ nhất qua chị Dậu - người đàn bà luôn có tình yêu thương cho gia đình rất nhiều - trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ( trích Tắt đèn ) . Khi người nhà Lí Trưởng đến đòi nợ và ép buộc chị một cách quá đáng , chị đã vùng lên phản kháng lại cái cường quyền bạo lực " thối nát " đó . Chị không để họ làm tình làm tội đến anh Dậu . Qua đó , chúng ta lại thấy được phẩm chất biết chống đối cái ác , không sợ cường quyền của những người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ pk đương thời trc năm 1945 .
Tóm lại , chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã làm rõ những phẩm chất của những người phụ nữ đương thời . Đó không chỉ là phẩm chất hiền lành , yêu thương gia đình hết mực , biết lo nghĩ sâu xa mà còn là phẩm chất không sợ cường quyền bạo lực và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.