Vũ Nương là người vợ thật đảm đang, ở nàng luôn hết lòng yêu thương và thủy chung son sắc với chồng nữa. Khi sống trong thời loạn lạc thì Trương Sinh phải đi lính thì ai ai cũng mong muốn chồng hay người thân của mình lập công danh. Nhưng với Vũ Nương nàng chỉ mong sao cho chồng được bình an trở về mà thôi. Thực sự người đọc dường như cũng không khỏi xúc động đực trước sự cư xử của nàng thật đúng và thể hiện được một lòng yêu thương chồng đến sâu sắc.Trương Sinh đi lính thì khi ở nhà thì Vũ Nương cũng luôn luôn hướng tình cảm của mình đến chàng, luôn mong muốn chàng được bình an mà trở về. Vũ Nương ở nhà luôn luôn lo lắng chăm sóc cẩn thận cho mẹ chồng khiến bà còn cảm động. Khi có bé Đản thì Vũ Nương lại mang được, thể hiện được niềm thương nỗi nhớ chồng cũng như mong muốn có thể bù đắp tình cảm cho đứa con nhỏ tình thương yêu của cha. Cho nên cứ vào mỗi buổi tối, nàng thường trở bóng mình trên vách để bảo là cha Đản. Thực sự chính việc làm ấy của nàng đâu chỉ là đơn thuần chỉ để chơi đùa nói với con thôi mà cũng chính là lời nói của mình như để tự an ủi nỗi nhớ chồng và bù đắp tình cảm thiếu vắng của cha. Nhưng khi Trương Sinh về thì mọi chuyện lại khác. Chỉ vì tính hồ đồ mà đã khiến cho Vũ Nương bị nghi oan về sự chung thủy. Không thể giải thích được thì Vũ Nương đã tự vẫn ở bến Hoàng Giang. Điều này thật đau lòng, bỏi một người phụ nữ cả đời hi sinh để mong muốn được hạnh phúc của mình, luôn sống vì người khác như Vũ Nương lại phải chết một cách oan khuất.
Tác giả Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương – một người phụ nữ nhan sắc đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh biết đến là vũ phu. Vũ Nương cũng đã bị chồng đẩy vào bi kịch với tội danh không chung thủy, một trong những tội bị người đời phỉ nhổ và đánh trách nhất của người phụ nữ phong kiến xưa. Mà nhất là bản thân Vũ Nương không làm gì sai cả mà lại phải chịu những khó khăn, sự nghi oan như khiến cho nàng như rơi vào vực thẳm của đời mình. Khi Trương Sinh hiểu được đầu đuôi câu chuyện thì cũng đã quá muộn mằn. Thực sự những nguyên nhân đã đẩy Vũ Nương vào bước đường cùng đó chính là phải chọn một tấn bi kịch đau thương như đã lên án đanh thép tội ác của xã hội phong kiến bất công khiến những người phụ nữ, những người lao động bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc mà lẽ ra họ phải được hưởng.
Tóm lại thông qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ta nhận thấy được tác giả Nguyễn Dữ như cũng đã lại thể hiện số phận bi đát đến tủi hờn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời lại vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha như Vũ Nươn. Ta khâm phục biết bao số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.