Gợi ý làm bài:
+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đó là những gì ta có ở xung quanh. Đó là những người thân yêu trong gia đình. Đó là bạn bè thân thiết. Đó là những kỷ niệm, kỉ vật thân thương như một cây lược, một chiếc bút… Đó là những gì vốn đã gắn bó sâu sắc với ta. Tất cả đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Nó trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
– Chứng minh nhận định:
+ Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)
+ Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu… (dẫn chứng)
+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ… (Dẫn chứng)
+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
– Đánh giả khái quát:
+ Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự , nhiều hình ảnh thơ đẹp…
+ Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu. Nó là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+ Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp của con người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.