Đáp án đúng: Giải chi tiết:1. Vẻ đẹp của nhân cách sống cao thượng, coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá ở nhân vật cô Hiền được thể hiện trong chi tiết _ Dạy con xem lòng tự trọng là căn cốt. _ Hành động: + Khi hai con trai lần lượt xin tòng quân: Khi người con trai cả xin đi: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Khi người con trai thứ hai xin đi: “Tao không khuyến khích nhưng cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm một con đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó”. -> Chết vinh còn hơn sống nhục. Lòng tự trọng cá nhân hòa vào lòng tự trọng dân tộc. 2. Những chi tiết biểu hiện cô Hiền luôn lưu giữ niềm tin vào cuộc sống: _ Mỗi khi nhân vật “tôi” từ Sài Gòn ra thăm Hà Nội, cô Hiền bao giờ cũng hỏi một câu: Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào? -> Chứa đựng những phấp lỏng, đau đáu, hi vọng của cô Hiền về tương lai của Hà Nội. _ Khi nhân vật tôi đưa ra nhận xét tích cực về Hà Nội: cô Hiền hào hứng góp lời: “Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại” với niềm vui sướng, tự hào và hãnh hiện vì cô rất yêu Hà Nội. _ Khi nhân vật “tôi” đưa ra những nhận xét không mấy vui vẻ về những biểu hiện chưa đẹp của người Hà Nội “Người Hà Nội buôn bán, ăn uống, cư xử, nói năng với nhau ở ngoài đường hình như chưa ổn lắm”: cô Hiền không trả lời, không bình luận thêm. Sau đó cô kể câu chuyện cây si tưởng như không liên quan nhưng thực ra đó lại là cách cô ấy trả lời. Câu chuyện là niềm tin bất diệt vào tương lai của Hà Nội. Vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội là vẻ đẹp của mọi thời. Dù có những lúc gặp biến cố, có những lúc giá trị của nó bị lu mờ nhưng vẻ đẹp cốt lõi của nó muôn đời vẫn như vậy. Từ câu chuyện cây si đã nâng tầm lên thành triết lí. => Cô Hiền là “hạt bụi vàng” của Hà Nội.