Oxit Y của một nguyên tố X ứng với hóa trị II có thành phần % theo khối lượng của X là 42,86%. Trong các mệnh đề sau: (I) Y tan nhiều trong nước (II) Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng của X với hơi nước nóng (III) Từ axit fomic có thể điều chế được Y (IV) Từ Y bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit etanoic (V) Y là một khí không màu, không mùi, không vị, có tác dụng điều hòa không khí (VI) Hidroxit của X có tính axit mạnh hơn Axit silixic Số mệnh đề đúng khi nói về X và Y là? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH4, C3H4, C4H6 thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là? A. 5,6 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.
Cho các phản ứng sau: X + 2NaOH → 2Y + H2O Y + HCl loãng → Z + NaCl Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở, có công thức C4H6O5. Cho 11,4 gam Z tác dụng với Na dư thì khối lượng muối rắn thu được là? A. 15,58 gam B. 18 gam C. 20 gam D. 16,58 gam
Cho 50 ml dung dịch aminoaxit (chứa 1 nhóm -NH2) tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,5M. Dung dịch thu được trung hòa vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác, nếu đem 250 ml dung dịch aminoaxit trên trung hòa vửa đủ với dung dịch KOH rồi đem cô cạn thì thu được 35 gam muối khan. Xác định CTPT, CTCT của amino axit trên?
Cho 49,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 37,48% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,64 mol HCl và 0,2 HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2 có tỉ khối so với He bằng a. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 243,98 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối đa với các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,92 mol NaOH. Giá trị gần nhất của a là. A. 9,5 B. 9,6 C. 9,7 D. 9,8
Xà phòng hóa hoàn toàn 265,2 gam chất béo (X) bằng dung dịch KOH thu được 288 gam một muối kali duy nhất. Tên gọi của X là A. tripanmitoyl glixerol (hay tripanmitin). B. trilinoleoyl glixerol (hay trilinolein). C. tristearoyl glixerol (hay tristearin). D. trioleoyl glixerol (hay triolein).
X là sản phẩm sinh ra khi cho fructozơ tác dụng với H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm: ancol metylic, glixerol và X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam Y trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,80. C. 3,36. D. 5,60.
Đun nóng 7,8 gam hỗn hợp X gồm: Y, Z (hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, MY < MZ) với H2SO4 đặc ở 140 °C đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của Z là A. C2H5OH. B. C3H5OH C. C3H7OH. D. CH3OH
X, Y, Z là một trong các chất sau: C2H4; C2H5OH; CH3CHO. Tổng số sơ đồ dạng X → Y → Z (mỗi mũi tên là 1 phản ứng) nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp Y gồm: metyl axetat, metyl fomat, axit axetic, đimetyl oxalat. m gam Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng V lít oxi (đktc), thu được 26,88 lít CO2 (ở đktc) và 21,6 gam H2O. Giá trị của V là A. 33,6. B. 30,24. C. 60,48. D. 43,68
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến