Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha suy vong làA. số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi. B. số lượng chết đi ít hơn số lượng sinh ra. C. số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi. D. không có chết, chỉ có sinh ra.
Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia hoặc để số tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi được gọi làA. thời gian của một thế hệ. B. thời gian sinh trưởng. C. thời gian sinh trưởng và phát triển. D. thời gian tiềm phát.
Một số chất hữu cơ quan trọng (vitamin, axit amin, bazơ purin, pirimidin) nhưng một số vi sinh vật không tổng hợp được, phải nhận trực tiếp từ môi trường. Các chất hữu cơ này gọi làA. chất hoạt động bề mặt. B. chất dinh dưỡng phụ. C. chất ức chế sinh trưởng. D. yếu tố sinh trưởng.
Nhóm vi sinh vật có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại làA. vi khuẩn. B. xạ khuẩn. C. nấm men. D. nấm mốc.
Pha log là tên gọi khác củaA. pha tiềm phát. B. pha lũy thừa. C. pha cân bằng. D. pha suy vong.
Xạ khuẩn có hình thức sinh sản chủ yếu bằngA. bào tử hữu tính. B. bào tử vô tính. C. đứt đoạn. D. tiếp hợp.
Thời gian tính từ lúc bắt đầu cho sinh vật vào môi trường nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi làA. pha tiềm phát. B. pha lũy thừa. C. pha cân bằng. D. pha suy vong.
Nhóm vi sinh vật sống ở vùng Nam Cực, Bắc Cực đại dương làA. nhóm ưa lạnh. B. nhóm ưa ấm. C. nhóm ưa nhiệt. D. nhóm ưa siêu nhiệt.
Vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng tốt ở pHA. 7. B. 6 - 7. C. 6 - 8. D. lớn hơn 9.
Xạ khuẩn (Actimomycetes) có hình thức sinh sản bằngA. phân đôi. B. nảy chồi và tạo thành bào tử. C. sinh sản bằng bào tử vô tính. D. sinh sản bằng bào tử hữu tính.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến