Tình đồng chí đồng đội kề vai sát cánh cùng vào sinh ra tử là sợi chỉ đỏ xuyên suốt một số bài thơ mà em được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đầu tiên, em phải kể đến là tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Từ những người khác nhau về quê hương, về hoàn cảnh xuất thân nhưng chung nhau về ý chí cứu nước, họ đã gặp nhau và cùng đứng trong hàng ngũ quân đội. Họ cùng bỏ lại quê hương, nhà cửa, gia đình để xung phong ra trận giải phóng đất nước. Ở trong quân ngũ, họ cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau trải qua những khó khăn, bệnh tật. Sau tất cả, họ gọi nhau bằng cái tên "Đồng chí!" thật thân thương và ấm áp. "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là câu thơ thể hiện được tình đồng chí của họ, vì thương yêu nhau mà họ cùng nhau chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, chúng ta phải kể đến bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe ko kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Tình đồng chí đồng đội của họ hiện lên thật bình dị nhưng thật đẹp vì họ cùng nhau chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của Mỹ, cùng nhau lái những chiếc xe ko kính. Tình đồng chí của những người lính hiện lên thật đẹp khi họ cùng nhau lạc quan biến những khó khăn của đường trường thành những niềm vui. Xe ko có kính làm mưa tuôn mưa xối, họ lạc quan rằng mau khô thôi,; bụi vào thì nhìn nhau mặt lấm cười haha. Những khó khăn của chiếc xe ko kính mang lại lại thành cơ hội để việc bắt tay qua ô cửa vỡ của họ trở nên dễ dàng hơn. Và rồi họ coi nhau là 1 gia đình, cùng sinh hoạt và hàn huyên bên bếp Hoàng Cầm. Tóm lại, tình đồng đội của hai bài thơ là 1 nội dung chủ đạo xuyên suốt và làm em thất thích nhất trong quá trình học.