Điện phân (với điện cực Pt) 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng catot không đổi, lúc đó khối lượng catot tăng thêm 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là nồng độ nào sau đây?A. 0,25M. B. 0,9M. C. 1M. D. 1,5M.
Cho các phát biểu sau:(1) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thu được khí oxi và hiđro ở anot.(2) Trong ăn mòn điện hóa, cực dương gọi là catot còn cực âm gọi là anot.(3) Dùng kim loại hoạt động hơn làm vật ‘hi sinh’ để bảo vệ kim loại kém hoạt động hơn gọi là phương pháp bảo vệ điện hóa.(4) Khi cho Cu vào dung dịch AgNO3, dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh.Số phát biểu đúng là:A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là: A. Zn, Cu2+. B. Ag, Fe3+. C. Ag, Cu2+. D. Zn, Ag+.
Cho các cặp chất sau:(1) Cu + dung dịch HCl(2) Cu + dung dịch HNO3 đặc nguội(3) Zn + dung dịch Cu(NO3)2(4) Fe + dung dịch CuSO4(5) Al + dung dịch Fe(NO3)3(6) Fe(NO3)2 + dung dịch AgNO3(7) Cu + dung dịch FeCl3. Số cặp chất có phản ứng xảy ra làA. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch điện phân sau khi điện phân hoà tan Fe2O3 thì sẽ xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. NaCl dư. B. CuSO4 dư. C. NaCl dư hoặc CuSO4 dư. D. NaCl hoặc CuSO4 bị điện phân hết.
Tính chất hoá học chung của kim loại làA. Tính khử. B. Tính dễ nhận electron. C. Tính dễ bị khử. D. Tính dễ tạo liên kết kim loại.
Điện phân dung dịch hỗn hợp (CuSO4, KBr) trong đó nồng độ mol/l của 2 muối bằng nhau. Thêm vài giọt quỳ tím vào dung dịch sau khi điện phân thì màu của dung dịch thay đổi như thế nào?A. Không đổi màu. B. Dung dịch có màu đỏ. C. Dung dịch có màu xanh. D. Không xác định được.
Hoà tan m gam hỗn hợp ba kim loại A, B, C trong HNO3 loãng (dư) thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,1 mol mỗi khí NO, N2O, N2, NO2. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:A. 2,8 (mol). B. 1,4 (mol). C. 4,2 (mol). D. 5,6 (mol).
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho các nhận định sau:(1) Phương pháp điện phân có thể điều chế được kim loại có độ tinh khiết cao nhất trong các phương pháp điều chế kim loại.(2) Một trong ba điều kiện để ăn mòn điện hóa xảy ra là các điện cực phải giống nhau về bản chất.(3) Tính oxi hóa của : Zn2+ < Fe2+ < Fe3+.(4) Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử của kim loại.(5) Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.(6) Tôn (sắt tráng kẽm) khi bị ăn mòn điện hóa thì sắt bị ăn mòn trước.(7) Phương pháp điện phân nóng chảy chủ yếu được dùng điều chế những kim loại có tính khử mạnh.Số nhận định đúng là:A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến