Câu 1
Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới ; đẩy mạnh Chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai ; xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
Câu 3
* Duyên cớ:
- Từ cuối năm 1872, thực dân Pháp cho lái buôn Đuy-puy vào gây rối Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Đến trưa thì chiếm được thành, Nguyễn Tri Phương bị bắt.
- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
=> Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Vì để tạo cớ xâm lược Bắc Kỳ
Câu 4
- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.
- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc
Câu 5
* Kháng chiến ở HN và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ :
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
Câu 6
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:
- Âm mưu của Pháp : vu cho triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh. Đây là cớ để thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.
- Ngày 25 - 4 - 1882. quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì
Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng Pháp
Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến, ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ. gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc, nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm.
Tại các địa phương, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy v.v... chống Pháp.
Ngày 19-5-1883. hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e.
Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch rút quân (như năm 1873). Song tình hình lúc này đã khác trước. Sau khi có thêm viện binh, cuối tháng 7 - 1883 nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
Câu 7 :
Hiệp ước Pa-tơ-nốt:
- Ngày 6 - 6 -1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với nội dung không khác là mấy so với Hiệp ước Hác-măng, chỉ là thực dân Pháp bổ sung một số điều khoản để làm yên lòng dân.
=> Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng thàng Tám năm 1945
Câu 2
- Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.
- Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.