DÀN Ý
A, MB
- giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén.
- giới thiệu Bình Ngô Đại cáo: "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân
- Đoạn hai của tác phẩm chính là bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh và bọn bán nước cầu vinh khi nhà Hồ bị lung lay
B, TB
- Nêu lại bối cảnh lịch sử mà nhà Minh sang xâm lược Đại Việt:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
...
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”
- Một loạt những lời buộc tội đanh thép của tác giả Nguyễn Trãi: việc làm trái với nhân nghĩa.
+ Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nướng con đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
- Những tội ác nặng nề lên nghề truyền thống, môi trường sống của người dân
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
--> giặc Minh thản nhiên sống dựa trên công sức, máu xương của nhân dân.
- Lời kết tội đanh thép nhưng cũng đau xót:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn ko ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi
C, KB
Tổng kết lại nội dung
BÀI LÀM
Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén. "Bình ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nhân dân. Đoạn đầu của tác phẩm Bình Ngô đại cáo chính là bản cáo trạng buộc tội đanh thép của toàn dân tộc Đại Việt đối với tội ác tày trời của giặc Minh và bè lũ bán nước.
Mở đầu đoạn 2 trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu thâm độc của giặc Minh đó chính là chúng đã lợi dụng nhà Hồ đang suy yếu mà thừa cơ vào cướp nước ta:
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”
Năm 1406, lấy cớ vô lý là nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh kéo vào xâm lược Đại Việt. Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta, chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đô hộ thâm độc để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Trong đoạn 2 của Bình Ngô Đại Cáo đã tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”.
Việc làm của giặc Minh chính là đi ngược lại với tư tưởng nhân nghĩa của đất trời. Không những vậy, bao nhiêu tội ác của giặc Minh còn để lại hậu quả trầm trọng lên đời sống, tính mạng của dân tộc Đại Việt cũng như các thế hệ sau này. Hai câu thơ với hình ảnh gợi hình đã nêu lên được tội ác không thể dung thứ của nhà Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Hình ảnh dân đen và con đỏ là hình ảnh của những người dân vô tội đang phải chịu những lầm than, đau đớn khổ sở dưới bàn tay và ách thống trị độc ác tày trời của nhà Minh. Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như “ngọn lửa hung tàn” và “hầm tai vạ” chính là những chế độ, việc làm trái với nhân nghĩa, đạo lý làm người mà giặc Minh đã làm. Không biết hàng bao nhiêu người dân vô tội đã chết thảm dưới tay giặc Minh.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Chính sách cai trị của giặc Minh là vô cùng tàn bạo về mọi mặt đối với nhân dân ta. Chúng thỏa sức đè đầu cưỡi cổ sống trong xương máu của nhân dân ta mà hưởng thụ.
Những câu thơ tiếp theo như thể hiện thái độ căm phẫn của tác giả cũng như người dân Đại Việt đối với chúng:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Thái độ căm phẫn của tác giả đã thể hiện rất sâu sắc. Hai câu thơ cuối này như lời buộc tội xót xa đau đớn từ chính tâm can của Nguyễn Trãi. Tội ác của chúng có ghi hết lên cả rừng trúc Nam Sơn cũng ko hết và có rửa bằng nước biển Đông Hải cũng không thể sạch nổi. Đoạn 2 của Bình Ngô đại cáo chính là lời buộc tội đanh thép đối với nhà Minh.
Tóm lại, giá trị của Bình ngô đại cáo là trường tồn mãi mãi với dân tộc. Bình Ngô đại cáo được so sánh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai và có sức tồn tại vĩnh cửu trong nền văn học Việt Nam.