@HỌC TỐT
Câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 1: Phương thức biểu đạt của câu tục ngữ trên là: nghị luận
Câu 2:
- Câu văn đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng
+ “một cây” - chỉ số ít, đơn lẻ, yếu ớt, không đủ để làm nên “non”. Còn “ba cây” - hình ảnh tượng trưng cho số nhiều, số đông, khi góp lại sẽ tạo nên “non cao”.
=> Ngụ ý sâu xa: nếu chỉ có một người thì không thể làm nên việc lớn, còn nếu có nhiều người chung
sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công bởi nó là kết quả của việc đoàn kết.
Câu 3:
Bài làm
Ông cha ta qua câu tục ngữ "“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã nhắc
nhở con cháu đời sau về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng để lại bài học vô cùng sâu sắc. Ở câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc “một cây” và “ba cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. Trước hết, về nghĩa đen, “một cây” - chỉ số ít, đơn lẻ, yếu ớt, không đủ để làm nên “non”. Còn “ba cây” - hình ảnh tượng trưng cho số nhiều, số đông, khi góp lại sẽ tạo nên “non cao”. Không chỉ vậy động từ “chụm” được sử dụng rất tinh tế, nó là trạng thái cùng nhau cúi đầu, bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể. Hình ảnh “hòn núi cao” tượng trưng cho sự thành công nhờ tinh thần đoàn kết của một tập thể. Ngoài ra, dân gian ta còn sử dụng hai cặp hình ảnh đối lập để làm nổi bật ngụ ý sâu xa: nếu chỉ có một người thì không thể làm nên việc lớn, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công bởi nó là kết quả của việc đoàn kết. Từ đó, qua câu tục ngữ này ông cha ta muốn nhắc nhở chúng ta bài học về sự đoàn kết. Đó là thông điệp người xưa gửi gắm đến cho ta hiện nay. Có thể khẳng định rằng tình đoàn kết là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã mang đạo lí ý
nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình đoàn kết. Ôi! Thật ý nghĩa biết bao! Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình đoàn kết với nhau.
Chú thích:
- Trạng ngữ: ở câu tục ngữ này - xác định nơi chốn, địa điểm
- Câu đặc biệt: Ôi! - bộc lộ cảm xúc