I.Tìm hiểu đề
– Câu NÓI TRÊN viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp của con người, vấn đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực.
– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức, rèn luyện hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích.
– Để sống đẹp, con người cần: '
+ Xác định lí tưởng, mục đích sống đúng đắn, cao đẹp.
+ Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
+ Làm cho trí tuệ, kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.
+ Cần hành động tích cực, lương thiện, có tính xây dựng…
-Với đề bài này, có thể vận dụng các thao tác lập luận như: giải thích thế nào là sống đẹp; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp; chứng minh, bình luận bằng việc nêu gương nhữlig cá nhân, tập thể sống đẹp; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp; bác bỏ lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực…
– Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chưng trong văn học.
II.Lập dàn ý
1.Mở bài
-Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ Gián tiếp: lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi.
– Nêu vấn đề: vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực.
2. Thân bài
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.
– Câu NÓI viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa. '
– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, sống khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.
– Câu NÓI là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
b.Biểu hiện của lối sống đẹp
– Sống có lí tưởng, mục đích đứng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thản.
-Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
-Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
-Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm việc và quan hệ xã hội.
-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn… dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
-Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
-Xác định mục đích sống rõ ràng.
-Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp.
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. .
Đúng 1 Bình luận Huu Minh Phung đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạmTrần Thị Hà My14 tháng 7 2018 lúc 7:361. Mở bài: - Câu thơ: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? trích từ bài Một khúc ca của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1979, sau khi đất nước hòa bình thông g nhất được bốn năm. - Trong hoàn cảnh cả dân tộc hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thì mọi người cần phải có quan điểm sống đúng đắn. Xã hội không chấp nhận lối sống cá nhân ích kỉ. 2. Thân bài: a. Giải thích: Thế nào là sống đẹp? - Quan niệm sông đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa. Đó là nếp sống trong sạch, thanh cao, nhân ái. - Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng nêu cao quan điểm sống đẹp: Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). - Ở thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, khuyến khích và cổ vũ phong cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Bản thân Bác là tấm gương tuyệt vời cho nhân dân noi theo. b. Chứng minh - Bằng cuôc đời phấn đấu, hi sinh vì nước, vì dân của Bác. - Bằng tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. - Bằng các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, (Nêu một số gương sáng tiêu biểu trong thực tế cuộc sống). 3. Kết bài: - Sống đẹp là quan điểm sống đúng đắn, đáng ca ngợi. - Ai cũng cố gắng sống đẹp thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Đúng 1 Bình luận Huu Minh Phung đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạmXem thêm câu trả lời khácMy Nguyen24 tháng 2 lúc 15:29
Giúp mình trả lời câu này với
Trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn đã viết:" sống trên đời cần có một tấm lòng/ để làm gì Em có biết không?" Em hiểu như thế nào về lời bài hát trên ? Từ đó, Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) như một câu trả lời cho câu hỏi trong câu hát ấy
Cảm ơn nhiều ạ!!!
0 câu trả lờiGiáo dục công dân Công dân với đạo đứcLê Quỳnh Tâm Anh10 tháng 10 2019 lúc 11:27
Nếu tưởng tượng vẻ đẹp cuộc sống là 1 bức tranh được tạo nên từ nhiều mảnh ghép như niềm vui , nổi buồn,bình yên,thử thách, nghị lực , khát vọng,lí tưởng,lòng tin,hi sinh,sẻ chia,yêu thương ...thì em mong muốn bức tranh vẻ đẹp cuộc sống của riêng mình sẽ có những mảnh ghép nào?
Hãy viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trả lời cho câu hỏi trên.
2 câu trả lờiNgữ văn Tập làm văn lớp 7Trần Việt Trinh10 tháng 10 2019 lúc 11:40
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.
Đúng 1 Bình luận Báo cáo sai phạmBăng Băng 2k610 tháng 10 2019 lúc 11:51
Tham khảo:
Trong cuộc sống, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng mỗi người lại định nghĩa, cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có một suy nghĩ của riêng mình về hạnh phúc. Cũng giống như câu chuyện về ly nước. Nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng mà nói cạn nửa ly thì cũng đúng. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nhìn và sự lựa chọn của chúng ta. Cuộc sống không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dễ chịu. Điều đầu tiên để cảm thấy hạnh phúc chính là học cách chấp nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng, cuộc sống này không hoàn hảo, bạn sẽ tìm cách khắc phục và vươn lên. Hạnh phúc luôn đi cùng với sự hài lòng, nhất là khi bạn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, gia đình, bạn bè và cả chính con người của bạn. Cuộc sống là một hành trình. Thành công sẽ đem đến cho bạn sự ngọt ngào và ngược lại, thất bại sẽ khiến bạn cay đắng. Bạn phải chấp nhận rằng, nếu đã có thành công thì tất sẽ có thất bại. Vậy làm thế nào để có thể hạnh phúc, cảm nhận những điều ngọt ngào giữa vô vàn khó khăn và cay đắng? Câu trả lời chính là sự cố gắng, chấp nhận và hài lòng về chính bản thân mình, rằng bạn đã thật sự cố gắng.
Đúng 1 Bình luận Báo cáo sai phạmNguyễn triệu minh7 tháng 1 lúc 19:21
viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nói về chủ đề :chúng ta cần làm gì để tạo nếp sống văn minh trong cuộc sống
2 câu trả lờiNgữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Thảo Phương8 tháng 1 lúc 17:26
Có văn minh mới có lịch sự; có lịch sự mới có văn minh. Chỉ xin nói về lịch sự trong sinh hoạt, nếp sống cá nhân giữa cộng đồng. Giừ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy để làm cho con người sống lịch sự hơn. Ăn mặc không rách rưới: áo quần sạch sẽ, gọn gàng, đầu tóc, mặt mày sạch sẽ, ngay ngắn; không chen lấn, xô đẩy kiểu mạnh ai nấy làm; trên xe bus, biết nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, cụ già, đàn bà mang thai, em nhỏ...; đó là lịch sự trong ứng xử,trong nếp sống. Kẻ bất lịch sự bị chê cười. Ai cũng cảm thấy sống lịch sự là đẹp.Mọi người biết trên kính, dưới nhường. Trẻ em lễ phép, ngoan ngoãn biết “gọi dạ bảo vâng”, thực hiện đúng Năm điều Bác Hồ dạy; niềm nở khi khách đến nhà; thân tình, vui vẻ, hòa nhã trong quan hệ bạn bè, láng giềng.Tuy đó đây còn có hiện tượng cảnh lộn xộn, chụp giật, xô bồ, bẩn thỉu; còn có loại người gian manh, bất hiếu, bất nghĩa, vô lễ, càn quấy, sống buông thả, nhếch nhác. Tuy đó đây còn bao hiện tượng tiêu cực làm cho bức tranh xã hội bị hoen ố. Nhưng mỗi chúng ta có thể tự hào về đất nước ta. con người Việt Nam đã và đang đổi mới, ngày càng văn minh, lịch sự. Khách du lịch kéo đến Việt Nam ngày một nhiều. Hà Nội là thủ đô hòa bình. Con người Việt Nam lịch sự, mến khách. Xin dược nhắc lại câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Thanh lịch là nét đẹp của người Hà Nội, của người dân Việt. Bàn về văn minh, lịch sự, nhắc lại câu ca dao trên, mỗi chúng ta cùng cảm thấy ít nhiều thú vị.