Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B đều ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X gồm a mol A và b mol B thì khối lượng CO2 sinh ra nhiều hơn khối lượng H2O là 7,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X gồm b mol A và a mol B thì khối lượng CO2 sinh ra nhiều hơn khối lượng H2O là 6,2 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tổng số nguyên tử cacbon trong A và B nhận kết quả: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 1tuonglaimoi trả lời 16.07.2018 Bình luận(0)
X là hỗn hợp chứa 1 axit đơn chức, 1 ancol 2 chức và 1 este 2 chức (đều mạch hở). Cho X qua nước Br2 thì không thấy nước Br2 bị nhạt màu. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 0,48 mol O2. Sau phản ứng thấy khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và 1 ancol có 3 nguyên tử C trong phân tử. Tính m?
Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch Hcl đặc dư thu được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung dịch A được 500ml dung dịch B Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24ml dung dịch NaOh 0,5M Thêm AgNO3 dư vào 100ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b, Tính nồng độ mol/lít các chất tan trong B. c, Tính m, V và thể tích dung dịch HCl 36,5% (1,18g/ml) đã dùng.
Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm RCOOH, R'(OH)2 và (R”COO)2R’. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 1,14 mol O2, thu được CO2 và 17,28 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,2 mol X cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được etylen glicol và m gam muối khan. Giá trị của m là A. 18,02. B. 16,68. C. 14,24. D. 17,04.
Hỗn hợp X có khối lượng 7,25 gam chứa 0,1 mol các axit amin no, mạch hở và các amin mạch hở. Hỗn hợp X làm mất màu 12,8 gam Br2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được sản phẩm là CO2, N2 và nước, trong đó nH2O – nCO2 = 0,065 (mol). Cũng lượng X trên tác dụng vừa đủ 0,03 mol NaOH. Khi cho X tác dụng với lượng HCl vừa đủ thì thu được khối lượng muối gần nhất là: A. 12 gam B. 13 gam C. 14 gam D. 15 gam vumylinh trả lời 16.07.2018 Bình luận(0)
Hỗn hợp X chứa ankin A và 2 anđehit mạch hở B, C (30 < MB < MC) không phân nhánh. Tiến hành phản ứng hiđro hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp X cần 0,24 mol H2 thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 12,544 lít O2 (đktc), hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 11,72 gam. Nếu dẫn lượng Y trên qua bình đựng Na dư thì thấy thoát ra 0,12 mol khí. Phần trăm khối lượng của C có trong X có thể là A. 15%. B. 20%. C. 25%. D. 30%.
Cho hỗn hợp A gồm sắt và các oxit tương ứng.Hoà tan 47,4 gam A vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch B chỉ chứa các muối có số mol bằng nhau và 0,3 mol khí SO2. Thêm Ba(OH)2 dư vào B thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần nhất là: A. 70. B. 120. C. 240. D. 280.
Hỗn hợp E chứa 2 peptit X và Y có tổng số liên kết peptit nhỏ hơn 10, tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong điều kiện thích hợp thu được 4,2 gam Gly; 12,46 gam Ala; 13,104 gam Val. Giá trị m gần nhất với: A. 15 B. 20 C. 25 D. 30
Nung nóng bình kín (không có không khí) chứa 21,58 gam hỗn hợp rắn A ở dạng bột gồm Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được 15,28 gam rắn B và hỗn hợp khí X gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11,25. Hòa tan B bằng dung dịch chứa NaNO3 và 0,652 mol NaHSO4 thu được dung dịch C chỉ chứa các muối sunfat của kim loại và hỗn hợp khí Y gồm 2 khí có tỉ khối với He bằng 4 (đkc, có 1 khí hóa nâu trong không khí) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch C thấy có 4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong A gần nhất bằng bao nhiêu ? A. 32,2% B. 32,3% C. 32,4% D. 32,5%
Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10^-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí 1 thời gian pH của rượu vang giảm đi. Hỏi nồng độ H+ của rượu khi đó có thể bằng bao nhiêu? A. 1,1.10^-3M. B. 3,0.10^-4M C. 5,0.10^-5M D. 3,2.10^-4M.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến