Nguyễn Du - một bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc - đã khắc họa nỗi nhớ thương cha mẹ và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều qua bốn câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích một cách chân thực và cảm động cho bạn đọc .
Xót người tựa của hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân lai cách mấy nắng mưa ,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Hai câu thơ đầu , Nguyễn Du đã khắc họa sự nhớ thương cha mẹ đến tan nát cõi lòng của Thúy Kiều . Với con mắt đời thường , việc nhớ thương cha mẹ chỉ mang cảm xúc bồi hồi nhưng với con mắt tinh tế của Nguyễn Du thì lại khác . Động từ " xót " kết hợp với câu hỏi tu từ " Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? " cất lên như một sự đau đớn , nhớ thương da diết và sự lo lắng về cha mẹ của Kiều . Nàng lo rằng chẳng ai sẽ quạt cho mẹ cha khi oi nóng và đắp chăn cho họ khi rét về . Ngoài ra , cụm từ " nắng mưa " ẩn dụ cho thời gian của Kiều khi xa gia đình . Lòng hiếu thảo của nàng có thể nói là sự bao la vô ngần không bao giờ cạn . Đó là sự hiếu thảo mà mỗi chúng ta cần có . Hiếu thảo , luôn quan tâm cha mẹ là một đức tính tốt cần thiết cho chúng ta mai này khi bước lên con đường mình chọn . Qua đó , Nguyễn Du muốn nhắn nhủ tới chúng ta rằng hãy biết yêu thương , trân trọng và quan tâm cha mẹ của chúng ta .
* thành phần phụ chú : gạch chân ( câu đầu )
*Câu ghép in đậm : Với con mắt đời thường , việc nhớ thương cha mẹ chỉ mang cảm xúc bồi hồi nhưng với con mắt tinh tế của Nguyễn Du thì lại khác .