Quê hương”là bài thơ tiêu biểu cho nguồn cảm hứng vô tận về phong cách viết của Tế Hanh,cảnh sớm mai của làng chài được ông miêu tả đầy rực rỡ và huy hoàng với hình ảnh cánh buồm làng.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Cánh buồm là vẫn hữu hình và gần gũi đã được so sánh với mảnh hồn làng.Đối với Tế Hanh, cánh buồm mỏng manh như mảnh hồn làng nhưng lại rộng mở bao la vì đó là tâm hồn rộng mở của quê hương.Ba chữ “mảnh hồn làng” gợi ra như linh hồn của làng chài.Cánh buồm đó mang theo hi vọng,mang theo nỗi lắng lo,trắc trở của người dân chài lưới trong cuộc mưu sinh bám biển đầy mạo hiểm,nguy nan.Nhà thơ đã nhìn ra trong cánh buồm ấy biết bao niềm tự hào kiêu hãnh:cánh buồm như giương to,rướn lên thâu góp gió trời để bay vào bao la,bát ngát của không trung xanh thăm thẳm.Những hình ảnh đây đầy thơ mộng,hào hoa,lãng mạn,vừa diễn tả khí thế hừng hựng lòng quyết tâm,sôi sục ý chí lao động của người dân chài lưới và cả khát vọng chinh phục đất trời,biển khơi cũng như tình yêu mến thiết tha và niềm yêu mến dạt dào trong tâm hồn thi sĩ về cuộc sống,về con người mảnh đất quê hương nơi đầy nắng và gió.Với trái tim cùng tâm thế tinh tế nhạy cảm,Tế Hanh đã thấy ở cánh buồm tâm hồn bao la,lộng gió của quê mẹ thân yêu.