1. Đoạn văn cho em những cảm nhận gì về vẻ đẹp của vùng ven sông?
-Đoạn văn cho em thấy được vẻ trầm ngâm nhưng đầy màu sắc đẹp mắt của sông.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong đoạn văn?
-Nghệ thuật nhân hóa: những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
-Tác dụng: làm cho bài văn, câu văn thêm phần nổi bật và sinh động. Tạo nên sự khác lạ cho người đọc, người nghe.
3. Kết thúc đoạn văn trên là hình ảnh:” Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” Tưởng tượng và viết tiếp đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) diễn tả những suy nghĩ ẩn sau cái vẻ trầm ngâm của những chòm cổ thụ.
-Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như thể những cây cổ thụ ngại nhìn con người. Hoặc là do một phần nào đó mà chúng trầm ngâm như vậy. Chúng tôi càng đi, các chòm cây cổ thụ càng hiện ra rõ hơn. Bây giờ tôi đã biết được rằng, các cành cây cổ thụ cúi xuống, trầm ngâm nhìn xuống nước. Làm cho tôi liên tưởng tới việc chúng đang cúi chào chúng tôi. Chào mừng một cách rõ ràng như thể muốn làm cho chúng tôi biết rằng chúng cũng có sự sống như con người. Với cái tu thế cúi chào thân mật.