Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z là
A. 256 đvC. B. 280 đvC.
C. 284 đv D. 282 đvC.
nC3H5(OH)3 = 0,01 —> n(RCOO)3C3H5 = 0,01
—> nRCOOH = 0,05 – 0,01.3 = 0,02
—> mX = 0,01(3R + 173) + 0,02(R + 45) = 14,58
—> R = 239
—> MZ = 284
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì bán kính nguyên tử giảm dần.
(2) Phản ứng của Ca(OH)2 với lượng dư dung dịch NaHCO3 có phưong trình ion thu gọn là: Ca2+ + OH- + HCO3- → CaCO3 + H2O.
(3) Hỗn hợp gồm a mol Cu và a mol Fe2O3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(4) Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa hai muối. Hai muối là Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
(5) Miếng Zn tiếp xúc trực tiếp với miếng Cu, trong không khí ẩm miếng Zn bị ăn mòn trước.
(6) Thêm một mẩu Ba nhỏ vào dung dịch Na2SO4 dư, thu được dung dịch chứa Na2SO4 và Ba(OH)2.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3
C. 5 D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E gồm một anđehit và một hiđrocacbon (đều mạch hở, có số mol bằng nhau), thu được x mol CO2 và 0,18 mol H2O. Sục x mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được 10,08 gam kết tủa. Giả trị của m là
A. 1,26. B. 2,64.
C.3,15. D. 7,56.
Hòa tan hết 20 gam hỗn hợp X gồm Cu, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đủ dung dịch chứa b mol HCl và 0,2 mol HNO3, thu được 1,344 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng vói dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, thu được 22,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị cửa m là
A. 83,86. B. 76,84.
C. 78,97. D. 70,59.
Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ sau:
Khí C có thể là dãy các khi nào sau đây
A. N2O, NH3, H2, H2S B. N2, CO2, SO2, NH3
C. NO2, Cl2, CO2, SO2 D. NO, CO2, H2, Cl2
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân NaNO3.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch Fe dư vào dung dịch AgNO3.
(d) Dẫn luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.
(g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,25 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 27,55 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của a là :
A. 0,3. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,4.
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Ca(NO3)2, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Để thuỷ phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat ; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
A. 1,56 B. 1,25
C. 1,63 D. 1,42
Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biễu diễn bằng đồ thị bên.
Tỉ số của x/y có giá trị là
A. 1/3 B. 1/4
C. 2/3 D. 2/5
Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Q là HOOC-COOH
B. 3 muối T1, T2 ,T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ
C. Chất Y có thể là Gly-Ala
D. Chất Z là NH3 và chất Y có 1 nhóm –COOH
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến