Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ sau:
Khí C có thể là dãy các khi nào sau đây
A. N2O, NH3, H2, H2S B. N2, CO2, SO2, NH3
C. NO2, Cl2, CO2, SO2 D. NO, CO2, H2, Cl2
Khí C được điều chế bằng cách cho dung dịch B tác dụng với chất rắn A ở nhiệt độ thường.
Khí C được thu bằng cách đẩy không khí nên C không phản ứng với O2 ở điều kiện thường.
Chọn C.
NO2: Cu (A), HNO3 đặc (B)
Cl2: KMnO4 (A), HCl đặc (B)
CO2: CaCO3 (a), HCl loãng (B)
SO2: Cu (A), H2SO4 đặc (B)
Ở A: N2O điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO3
Ở B: N2 điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO2
Ở D: NO phản ứng với O2 điều kiện thường
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân NaNO3.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch Fe dư vào dung dịch AgNO3.
(d) Dẫn luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.
(g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,25 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 27,55 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của a là :
A. 0,3. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,4.
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Ca(NO3)2, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Để thuỷ phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat ; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
A. 1,56 B. 1,25
C. 1,63 D. 1,42
Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biễu diễn bằng đồ thị bên.
Tỉ số của x/y có giá trị là
A. 1/3 B. 1/4
C. 2/3 D. 2/5
Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Q là HOOC-COOH
B. 3 muối T1, T2 ,T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ
C. Chất Y có thể là Gly-Ala
D. Chất Z là NH3 và chất Y có 1 nhóm –COOH
Hoà tan hỗn hợp Fe và Fe3O4 (tỷ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 4 B. 6
C. 3 D. 5
Cho sơ đồ biến hoá :
Chất Y và T lần lượt là
A. K2CrO4; Cr2(SO4)3 B. K2CrO4; CrSO4
C. K2Cr2O7; Cr2(SO4)3 D. K2CrO4; CrSO4
Cho các phát biểu sau :
(a) Điện phân dung dịch H2SO4 loãng (điện cực trơ) thu được khí O2 ở anot.
(b) Cho than cốc tác dụng với ZnO ở nhiệt độ cao, thu được Zn và CO2.
(C)Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xuất hiện ăn mòn điện hoá.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(e) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được chất rắn gồm Mg và Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4
C. 5 D. 2
Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách dời chỗ của nước như hình vẽ bên.
Khí X là
A. CO2 B. HCl
C. NH3 D. N2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến