Câu 1:
Tác giả đặt nhan đề là "Ở giữa cây về nền trời" là muốn khẳng định những đối đãi của thiên nhiên dành cho con người. Con người đã được nhận những yêu thương, những đối đãi tử tế của cây và trời. Hình ảnh thiên nhiên mang thông điệp sâu xa muốn con người phải sống nhân nghĩa và vì những lý tưởng vĩ đại
Câu 2:
Thể thơ: thể tự do
Cách gieo vần: vần cách và vần liền
Nhân vật trữ tình: tác giả
Đối tượng trữ tình: tất cả con người đang được hưởng sự ưu đãi của thiên nhiên
Câu 3:
Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây thì biếc như vặn mình mà biếc”.
Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ: rút ruột, vặn mình. Tác dụng: làm cho bầu trời, cây xanh và thiên nhiên hiện lên như những con người thực sự đang dâng hiến sức lực làm đẹp cho đời và con người
Biện pháp so sánh: như rút ruột mà xanh, như vặn mình mà biếc. Tác dụng: làm cho màu xanh của trời và lá cây hiện lên rất xanh như thể đã cố gắng hết mức. Hình ảnh thơ làm cho thiên nhiên trở nên sinh động, giàu tính biểu cảm hơn
Câu 4:
Theo em, "Một tiếng người ai gọi cứ ngân nga" là tiếng gọi, tâm sự, thông điệp của thiên nhiên rằng con người phải sống hết sức mình vì những mục đích cao đẹp.