1. Văn bản trên đã nêu ra sự tồn tại của những kiểu người nào? Khi sợ dư luận, những kiểu người ấy đã làm gì?
- Văn bản trên đã nêu ra sự tồn tại của những kiểu người tự ti mặc cảm.
- Khi sợ dư luận, những kiểu người ấy đã phô trương để người khác thấy mình là người thông thái, có học thức, có điều kiện, đạo đức tốt, vv..
2. Từ nội dung của đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn nêu cách để mỗi người không bị ảnh hưởng tiêu cực từ dư luận.
Dư luận là hiện tượng tâm lí bắt nguồn từ một nhóm người, những bình luận, phán xét, quan điểm của họ đến cá nhân hay nhóm người nào đó. Trong cuộc sống của chúng ta, không ít lần sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều từ dư luận, những lời đàm tiếu xung quanh ta. Dư luận ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến mình, không phải do dư luận mà là do mình. Người biết kiềm chế, khiêm tốn, nội tâm phóng khoáng, mạnh mẽ sẽ không sợ dư luận, dám dũng cảm đối mặt với sự thật, dám nghe lời khuyên đúng người, đúng chỗ và tu sửa lại bản thân. Còn người "tự ti mặc cảm", nội tâm yếu đuối thì khác, sợ bị chỉ trích, sợ người khác nghĩ không hay về mình, cố gắng tỏ ra mình thề này, thế nọ hay phô trương tâm hồn mình cho mọi người. Những người như vậy không có can đảm để đối mặt với sự thật, sống trong lời nói của người khác, hôm được khen thì vui vẻ, bị chê trách lại buồn bực. Để mỗi người không bị ảnh hưởng từ dư luận thì bắt buộc mỗi người phải có tinh thần độc lập, có lập trường riêng, có lòng tự tôn riêng, không màng hư danh, làm việc không nghĩ đến người khác hài lòng hay không vì việc mình làm đâu phải cho họ, cuộc sống của mình đâu phải để họ sống? Hà tất phải quan tâm, để ý đến lời dè bỉu, nịnh nọt từ những người ngoài kia? Khi làm việc gì, đầu tiên là phải nghĩ xem mình thấy việc này đáng làm không, có ích không, luôn đặt tư tưởng, suy nghĩ của mình lên hàng đầu còn về phía dư luận luôn để ý sau cùng, xem việc mình làm có thiếu sót không.
Để ta không bị ảnh hưởng tiêu cực tới dư luận, những suy nghĩ và dự định của của ta sẽ không phô ra hết cho thiên hạ mà chỉ đơn giản là "tự mình biết mình". Ước mơ, dự định hay hoài bão hoặc những việc ta làm không cần đến sự ủng hộ hay ngăn cản của những người xung quanh. Nói thế không có nghĩa là mình bảo thủ, ngạo mạn không coi trọng lời nói của người khác, mà là ta nên coi trọng lời nói của người đáng coi trọng, nghe và tiếp thu lời nói của những người nên nghe, nói trắng ra là những có kinh nghiệm hơn mình trong một lĩnh vực hoặc việc nào đó. Khi ta quyết định làm một việc mà người có kinh nghiệm hơn ta nhận xét vài ba câu tiêu cực không nên lung lay lập trường, quyết định không bền chặt, nên mang trong mình sự tự tin nhất định và vừa đủ. Việc này là tự mình làm, tự mình nghĩ chứ không phải họ, có lời khuyên thì nghĩ cho kĩ nên tiếp nhận không, có lời khen chê thì cũng chẳng cần quan tâm, nên tiếp tục làm việc. Đừng vì lời chê bai chỉ trích của người khác mà đánh mất mình nhảy vào cãi cọ với họ, bởi vì người chỉ biết chê bai, chỉ trích người bạn là người không đáng để bạn mở mồm ra nói chuyện với người ta. Thay vì để ý đến những loại người đó, hãy học cách nói chuyện, thảo luận với những người thành đạt hơn mình hay người đem ra lời góp ý chứ không khen chê gì về việc ta làm. Vì đơn giản khen hay chê không giúp ích gì cho người khác, chỉ có lời khuyên mới đáng để họ thấm vào đầu.
Nói chung, để không bị ảnh hưởng tiêu cực từ dư luận mỗi người phải có tư tưởng độc lập, nội tâm mạnh mẽ, không màng hư danh, trầm tĩnh, điềm đạm, không phô trương và nên nhớ: giữ cho tâm yên bình, dư luận chỉ là hạt cát, bởi vì tất cả mọi ưu phiền đến với bạn chỉ vì tâm thiếu bình an.