Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam nước. Thành phần phần trăm khối lượng của glixerol trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 23,4% B. 18,4% C. 43,8% D. 46,7%
HCHO, CH3COOH, C6H12O6 có cùng CTĐGN là CH2O
Hỗn hợp gồm CH2O (a mol) và C3H5(OH)3 (b mol)
nCO2 = a + 3b = 1,3
nH2O = a + 4b = 1,5
—> a = 0,7 và b = 0,2
—> %C3H5(OH)3 = 46,7%
Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C6H10O5. Khi A tác dụng với dung dịch NaHCO3 và với Na đều thu được số mol khí bằng số mol A đã phản ứng. Mặt khác, 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam một muối khan duy nhất. Công thức của A và giá trị của m là
A. HO-CH2CH2COOCH2CH2COOH; 25,6g
B. HO-CH2CH2COOCH2CH2COOH; 23,8g
C. HOOCCH2CHOHCH2CH2COOH; 23,8g
D. HOOCCH2CHOHCH2CH2COOH; 25,6g
Một hỗn hợp X gồm 2 amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng amin no đơn chức. Lấy 32,1 gam hỗn hợp cho vào 250 ml dung dịch FeCl3 (có dư) thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên. Loại bỏ kết tủa rồi thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào đến khi phản ứng kết thúc thì phải dùng 1,5 lit AgNO3 1M. Nồng độ ban đầu của FeCl3 là
A. 1M B. 3M C. 2M D. 4M
Một hợp chất thơm có CTPT C7H8O. Số đồng phân tác dụng được với dung dịch Br2 trong nước là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 và 7,65 gam nước. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít hiđro. Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các khí đo ở đktc. A và B có CTPT lần lượt là:
A. CH4O và C2H6O B. C2H6O và C3H8O
C. C2H6O2 và C3H8O2 D. C3H8O2 và C4H10O2
Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là:
A. C5H7OH B. C4H7OH C. C5H9OH D. C5H11OH
Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn A được mCO2 = 1,833mH2O. A có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. C2H4(OH)2 B. C3H6(OH)2 C. C3H5(OH)3 D.C4H8(OH)2
Cho các phát biểu sau:
(1) Axit gluconic được tạo thành từ phản ứng oxi hóa glucozơ bằng nước brom.
(2) Trùng ngưng caprolactam tạo ra capron.
(3) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozơ axetat.
(4) Fructozơ là chất kết tinh, không tan trong nước.
(5) Mantozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
(6) Amilozơ cũng có công thức dạng [C6H7O2(OH)3]n tương tự xenlulozơ.
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở nên 1 mol glucozơ tạo được tối đa 2 mol Ag khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
(8) Xenlulozơ tan trong nước Svayde tạo polime dùng để sản xuất tơ visco.
(9) Liên kết β-glicozit dễ bị thủy phân trong dung dịch axit hơn liên kết α-glicozit.
(10) Mỗi mắt xích glucozơ trong xenlulozơ đều chứa 1 liên kết pi.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 5
C. 4 D. 2
Hỗn hợp E gồm 0,05 mol hai chuỗi oligopeptit X và Y (tỉ lệ mol 2:3, được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E trên trong 400ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch F. Cô cạn F lấy sản phẩm thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được hỗn hợp các sản phẩm G (rắn, khí và hơi). Cho toàn bộ G vào nước vôi trong dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 17,37 gam. Biết đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E cần dùng hết 21,336 lít O2 (đktc). X không thể là
A. Tripeptit. B. Pentapeptit. C. Hexapeptit. D. Nonapeptit
Cho các chất Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến