Giá trị của tham số m để hàm số $f(x)=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)+(2{{m}^{2}}-2)x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-m}$ là hàm số chẵn: A. m = 0. B. m = ±3. C. m = ±1. D. m = ±2.
Đáp án đúng: C ĐKXĐ : $\sqrt{{{x}^{2}}+1} e m$ (*) Điều kiện cần để hàm số đã cho là hàm số chẵn là : f(-x) = f(x) với mọi x thỏa mãn điều kiện (*) Ta có :$f(-x)=f(x)$ với mọi x thỏa mãn điều kiện (*) $\Leftrightarrow \frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)-(2{{m}^{2}}-2)x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-m}=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)+(2{{m}^{2}}-2)x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-m}$ với mọi x thỏa mãn điều kiện (*) $\Leftrightarrow 2(2{{m}^{2}}-2)x=0$ với mọi x thỏa mãn điều kiện (*) $\Leftrightarrow m=\pm 1$ Điều kiện đủ : + Với m = 1 ta có hàm số$f(x)=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-1}$ TXĐ :$D=R\backslash \text{ }\!\!\{\!\!\text{ }0\}$ Dễ thấy$\forall x\in D\Rightarrow -x\in D$ và f(-x) = f(x). Vậy$f(x)=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-1}$ là hàm số chẵn. + Với m = -1, ta có hàm số$f(x)=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}+1}$ Tương tự trường hợp trên, ta cũng có$f(x)=\frac{{{x}^{2}}({{x}^{2}}-2)}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}+1}$ là hàm số chẵn. Vậy m = ±1. Chọn C.