Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), phản ứng được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Giá trị m là
A. 28,48. B. 31,52. C. 33.12. D. 26,88.
Đặt a, b, c là số mol CuO, Fe3O4 và Al2O3
—> X chứa Cu2+ (a), Fe3+ (2b), Fe2+ (b), Al3+ (2c), H+ dư và SO42-.
nOH- = 0,12 thì kết tủa xuất hiện —> nH+ dư = 0,12
n↓ max = a + 3b + 2c = 0,42
Khi hòa tan hết Al(OH)3 thì còn lại:
n↓ = a + 3b = 0,26
Để hòa tan hết Al(OH)3 thì tiêu tốn:
nOH- = 1,4 = 0,12 + 2a + 3.2b + 2b + 4.2c
—> a = 0,08; b = 0,06; c = 0,08
—> m = 28,48
Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n+3N) và amino axit Z (CmH2m+1O2N) cần dùng 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan B với hơi Br2 có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1 người ta thu được hỗn hợp X chỉ gồm 2 sản phẩm (một chất vô cơ và một chất hữu cơ) ở thể hơi. Tỉ khối hơi của X so với không khí bằng 4. Nếu tiến hành phản ứng thế 3 nguyên tử hidro trong phân tử B bằng Clo thì có thể thu được mấy đồng phân?
Cho 5,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí N2O(đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối Clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,51 B. 18,25 C. 23,24 D. 24,17
Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam một kim loại M bằng HNO3 thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết dX/H2 = 19,2. M là
A. Fe B. Al C. Cu D. Zn
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được dung dịch Y và có 14,56 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất bay ra ở đktc. Chia dung dịch Y làm 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,8 gam chất rắn A. Phần 2 dẫn khí NH3 dư vào, lọc tách kết tủa, nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 7,28 gam chất rắn B. Mặt khác, cô cạn phần 2, rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 13,76 gam chất rắn D. Tính m.
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 B. 3,36 C. 6,72 D. 4,48
Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là
A. 61,32 B. 71,28 C. 64,84 D. 65,52
X là este no tạo bởi 2 axit cacboxylic với etylen glicol; Y là axit cacboxylic no, 2 chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2 và nước có tổng khối lượng là 29,36 gam. Mặt khác đun nóng 21,5 gam hỗn hợp E bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được 35,4 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của X là:
A. C4H6O4 B. C6H10O4 C. C7H12O4 D. C5H8O4
Có các bình khí riêng biệt đựng N2, H2, CH4, C2H6 bị mất nhãn. Hãy phân biệt chúng.
Từ hỗn hợp chứa CuO, CaCO3, Fe2O3, Al2O3 được phép sử dụng dung dịch HCl, Fe, Al nhiệt và dụng cụ phòng thí nghiệm. Hãy trình bày 3 cách điều chế Cu nguyên chất.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến