Sự phát triển kinh tế và chính trị, văn hóa:
- Sau chiến tranh, nhà Trần khuyến khích sản xuất, mở rộng trồng trọt, củng cố đê điều, tập hợp dân đi khai hoang, lập điền trang. Làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và nộp thuế.
- Thủ công nghiệp phát triển, có nghề làm gốm, đóng thuyền, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, xây dựng.
- Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
- Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở cảng Vân Đồn.
- Vương hầu, quý tộc thời Trần có rất nhiều ruộng đất. Họ hưởng nhiều ruộng đất, nắm giữ các chức vụ quan trọng và nắm vững bộ máy nhà nước của triều đình và cai quản các địa phương.
- Địa chủ là tầng lớp giàu có thứ hai trong xã hội, nhưng họ không thuộc lớp qúy tộc vì họ là những chủ nô.
- Nông dân phải cày ruộng công cho địa chủ, là tầng lớp khá đông đảo của xã hội. Họ thường là những người tá điền lĩnh canh sau trận đói kém.
- Thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong xã hội.
- Nô tì, nông nô là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.