*Câu 1:
Nguyên nhân:
-Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập cho Tổ quốc
-Tất cả các tầng lớp nhân dân đoàn kết đánh giặc, ủng hộ sức người, sức của cho nghĩa quân
-Sự chỉ huy tài trình sáng suốt của bộ tham mưu, đưa ra chiến thuật, chiến lược đúng đắn sáng tạo
Ý nghĩa:
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
-Mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước - thời Lê sơ
*Câu 2:
Nguyên nhân:
-Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta
-Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
Ý nghĩa:
-Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê - Trịnh, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh
*Câu 3:
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút:
-Mờ sáng ngày 19 - 1 - 1985, NGuyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục
-Thủy binh ta từ Rạch Gầm - Xoài Mút và cù lao Thái Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước
-Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Quân giặc tiêu diệt gần hết , chỉ cần vài nghìn tên sống sót chạy về nước theo đường bộ
Đại phá quân Thanh:
-Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
+Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy , thẳng hướng Thăng Long
+Đạo thứ hai và đạp thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực
+Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương
+Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch
-Đêm 30 Tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu
-Đêm mồng 3 Tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), quân giặc bị đánh bất ngờ nên vội xin hàng
-Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. Quân Thanh bất ngờ không kịp trở tay nên đã đại bại
*Câu 4:
Kinh tế:
a. Nông nghiệp:
-Ban hành Chiếu khuyến nông, giảm tô thuế
-Đất nước thái bình, nhân dân bội thu
b. Công thương nghiệp:
-Giảm thuế, mở cửa ải, thông thương chợ búa
Văn hóa, giáo dục:
-Ban Chiếu lập học, lập Viện Sùng chính
*Câu 5: Đại Việt thời Lê sơ:
I. Tổ chức chính quyền:
-Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt
-Tổ chức bộ máy chính quyền: Đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy quân đội
-Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn
-Thời Lê Thái Tổ, Lê Nhân Tông cả nước hia làm 5 đạo. Thời Lê Thái Tông cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên
-Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên
-Dưới đạo có châu, phủ, huyện, xã
Tổ chức quân đội:
-Tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"
-Quân đội có 2 bộ phận chính: Quân triều đình và quân địa phương
-Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi nhất là những nơi hiểm yếu
-Năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật Hồng Đức
II. Tình hình kinh tế xã hội
1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
-Biện pháp:
+Cho lính về quê làm ruộng
+Kêu gọi dân phiêu tán về quê cũ làm ăn
+Đặt ra một số chức quan chuyên trách về sản xuất nông nghiệp
+Thực hiện phép quân điều
-Kết quả: Nông nghiệp được phục hồi và phát triển
b. Thủ công nghiệp:
-Nhiều làng thủ công nghiệp chuyên nổi tiếng ra đời
-Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền,...
-Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ
-Buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì và được kiểm soát chặt chẽ
2. Xã hội:
-Thống trị: Vua, quan, địa chủ phong kiến
-Bị trị: Nông dân, thương nhân, thợ thủ công
-Nô tì: Giảm
III. Tình hình văn hóa giáo dục
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
-Vua Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại
-Thời Lê Sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên
-Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật:
-Văn học chữ Hán được duy trì, văn học chữ Nôm được phát triển
-Nội dung: Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng
-Khoa học: Sử học, Địa lý học, Y học, Toán học có nhiều tác phẩm giá trị
-Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển
-Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có phong cách đồ sộ và kĩ thuật điêu luyện
#Đầy_đủ
#Yii'z
#Xin_5*_và_ctlhn_!!!