1. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cùng nhân vật Vũ Nương.
2. Thân bài:
Lđ 1: Khái quát tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả
_Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở Hải Dương.
_Sống vào nửa đầu thế kỷ 16, là thời kỳ triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực gây ra những cuộc nội chiến làm đời sống nhân dân vô cùng cơ cực.
_ Học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa và được coi là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
b. Tác phẩm
_Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ Truyền kì mạn lục
_Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian và được viết bằng chữ Hán.
Lđ 2: Phân tích nhân vật:
*Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na từ dung tốt đẹp: Trương Sinh biết được điều đó nên đã đem trăm lạng vàng cưới nàng về.
*Vẻ đẹp phẩm chất:
_Vũ Nương là một người vợ thủy chung:
+ hiểu Trương Sinh có tính đa nghi nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép.
+ khi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ thiết tha ngày về mang theo được hai chữ bình yên chứ không cầu mong danh lợi.
+nàng da diết nhớ chồng, luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng.
+khi bị nghi oan, là nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng.
+sống ở thủy cung nàng vẫn nặng tình với quê hương, với chồng con.
_Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo.
+thay chồng chăm sóc mẹ già ốm yếu.
+ nàng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn để mẹ mau khỏi bệnh.
+mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo việc ma chay như với cha mẹ đẻ. Lời người mẹ chồng trước lúc mất đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo của nàng.
_Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con.
+Bụng mang dạ chửa trong thời gian chồng đi lính nên thay chồng làm người cha của con.
+ Yêu thương, chăm sóc con hết mực trong mấy năm đằng đẵng và ngóng trông tin chồng.
+Chỉ cái bóng mình trên tường để dỗ dành con, mong con không thiếu vắng tình cha.
_ Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa:
+hàng xóm láng giềng đều yêu quý, bênh vực nàng khi Trương Sinh nghi oan cho nàng.
+chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ chứ không để mang tiếng oan.
+sống dưới thủy cung nhưng vẫn khao khát được trả lại danh dự
+dù nhớ thương quê hương nàng vẫn quyết giữ lời hứa với Linh Phi trở lại thủy cung.
Lđ 3: Nguyên nhân nỗi oan khuất của Vũ Nương:
_Nguyên nhân trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản.
_Nguyên nhân gián tiếp:Chế độ xã hội phong kiến nam quyền bất công, chiến tranh phi nghĩa chi rẽ hạnh phúc lứa đôi.
3. Kết bài:
Thông qua nhân vật Vũ Nương, ngòi bút Nguyễn Dữ vừa là tiếng nói hiện thực, vừa là tiếng nói nhân đạo thương cảm cho kiếp người con gái đức hạnh nhưng éo le. Sáng tạo của nhà văn với yếu tố kì ảo là cho Vũ Nương trở về dương thế giải oan chính là lòng thương yêu mà nhà văn gửi đến nhân vật của mình.