câu 1.Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Câu 2.
-HCST: Năm 1978 tại thành phố HCM, 3 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, miền nam giải phóng, đất nước thống nhất. In trong tập cùng tên “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
- Hoàn cảnh sáng tác ảnh hưởng đế chủ đề của bài là: Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời nhân vật trữ tình. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng được bộc lộ theo mạch tâm sự, theođó mạch cảm xúc từ từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ.
Câu 3.
- Sự im lặng ấy làm nhà thơ giật mình thức tỉnh, cái “giật mình” của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. Giật mình để không chìm vào lãng quên. Giật mình để không đánh mất quá khứ. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cáchgiúp con người ta hướng thiện hơn.
Câu 4.
Khổ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về triết lí nhân sinh của nhà thơ:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."(1)
Nhịp thơ chậm rãi, sâm lắm như dồn nén bao nỗi niềm tâm sự trong cuộc gặp gỡ không lời này, trăng và người như có sự đối lập.(2) Trăng thì mãi mãi đầy đặn vẹn nguyên mà tình người thì hao hụt vơi khuyết.(3) "Trăng cứ tròn vành vạnh" biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng của sự thủy chung, tròn đầy của thiên nhiên, đất nước cho dù lòng người đã thay đổi.(3) "Ánh trăng" được nhân hóa với "im phăng phắc" không một lời trách cứ như một cái nhìn đầy nghiêm khắc mà bao dung của người bạn thủy chung tình nghĩa, nhắc nhở chúng ta" con người có thể vô tình nhưng thiên nhiên, quá khứ luôn tròn đầy, bất diệt".(4) Tình cảm của trăng chính là tình cảm của những người đồng chí, đồng bào, của quê hương đất nước.(5) Cái "giật mình" của con người trước ánh trăng lặng lẽ soi vào góc khuất lấp của lương tâm là cái giật mình, thức tỉnh nhân cách giúp con người hướng thiện hơn.(6) Câu thơ nhắc ta nhớ đến lời của một nhân vật trong truyện "bức tranh" của Nguyễn Minh Châu cũng day dứt vì sự bạc bẽo của mình trong quá khứ: " xin mọi người hãy ngừng một phút cái cuộc sống bận bịu chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình".(7) Đúng vậy, ai cũng có lúc vô tình, lãng quên những ân tình mà người khác đem lại.(8) Nếu không có những phút giây lắng lại đối diện với lương tâm chính mình thì tâm hồn chúng ta sẽ trở lên tầm thường, nhỏ nhoi.(9) Thì ra bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu phải cứ tìm trong sách vở hay trong những khái niệm trìu tượng xa xôi.(10) Ánh trăng thực sự là một tấm gương soi để ta thấy được gương mặt củ mình và tìm lại cái đẹp tinh khôi mà ta từng lãng quên.(11) Nói tóm lại, sự xuất hiện của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc.(12)
chú thích: - gạch chân: lời dẫn trực tiếp
- in nghiêng: câu bị động