Đáp án:
\(B\)
Giải thích các bước giải:
Chỉ thị phenolphtalein chuyển sang màu hồng khi gặp môi trường kiềm, và màu hồng này đậm hơn chứng tỏ môi trường kiềm hơn.
Khi cho \(NH_4Cl\) vào thì ion \(NH_4^+\) có tính axit làm giảm môi trường kiềm, màu sẽ nhạt hơn.
Khi cho \(K_2CO_3\); đây là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên có tính kiềm, làm cho màu hồng đậm hơn.
Cơ chế gây ra tính kiềm của \(K_2CO_3\):
\({K_2}C{O_3}\xrightarrow{{}}2{K^ + } + C{O_3}^{2 - }\)
\(C{O_3}^{2 - } + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HC{O_3}^ - + O{H^ - }{\text{ }}{{\text{K}}_{B1}}\)
\(HC{O_3}^ - + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows {H_2}C{O_3} + O{H^ - }{\text{ }}{{\text{K}}_{B2}}\)
Cứ thêm \(CO_3^{2-}\) vào khiến quá trình tạo \(OH^-\) tăng lên nên tính kiềm tăng.
Khi đun nhẹ dung dịch, khiến \(NH_3\) bay đi bớt làm tính kiềm giảm lại.
Khi thêm \(HCl\) thì đây là một axit nên dĩ nhiên tính kiềm bị trung hòa bớt, màu hồng nhạt dần.