Mở đầu khổ 3 của bài thơ Vội vàng, nhà thơ nêu lên quan niệm mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ. Đây là quan niệm đã xuất hiện từ lâu trong văn thơ cổ đại, trung đại. Mùa xuân là mùa đầu tiên trong chu kì bốn mùa xuân hạ thu đông. Sau một mùa đông lạnh lẽo dai dẳng, mùa xuân đến và mang lại sự tươi mới, tràn trề sức sống cho vạn vật. Là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, bắt đầu sự sống mới và con người cũng vậy. Mùa xuân là tuổi trẻ của con người, và khi mùa xuân qua đi, cuộc đời sẽ bước vào chặng suy tàn.
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ là biện pháp đối lập. Nhờ đó, những cặp từ trái nghĩa đã giúp người đọc khi cảm nhận 16 câu tiếp bài vội vàng thấy được sự rốt ráo, sốt sắng đầy tiếc nuối của nhà thơ trước sự hữu hạn của đời người
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Những cặp từ như đương tới – đương qua, còn non – sẽ già, lòng rộng – lượng trời cứ chật, còn trời đất – chẳng còn tôi thể hiện những quan niệm sâu sắc của tác giả về thời gian và tâm trạng tiếc nuối, vội vã khi nhận ra sự hữu hạn của đời người trước dòng chảy thời gian tuyến tính một đi không trở lại khi phân tích vội vàng khổ 3
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Khác với những thi nhân trung đại của giai đoạn trước, Xuân Diệu nhận ra thời gian không phải là một vòng tuần hoàn. Mùa xuân không phải như câu thơ “xuân đi xuân lại lại” mà thời gian chính là một dòng chảy tuyến tính một đi không trở lại. Vậy nên dù có chung hình tượng mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ nhưng Xuân Diệu vẫn có tư tưởng hoàn toàn khác biệt so với các nhà thơ trung đại. Bởi vậy, Xuân Diệu mới được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới như nhà phê bình văn học Hoài Thanh (tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam) viết: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình… Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
Mùa xuân đời người trong thơ Xuân Diệu không phải là một chu trình khép kín lặp lại mà nó hữu hạn và ngắn ngủi.
Cấu trúc lập luận Nói làm chi…. Nếu, còn … nhưng chẳng còn,…nên giúp nối ý thơ, giải thích về sự khám phá mới mẻ. Điệp ngữ “nghĩa là” được sử dụng trong đoạn thơ tạo thành câu định nghĩa, giải thích về sự phát hiện của tác giả về mối liên hệ giữa cuộc đời vô hạn chảy trôi và thời gian sống hữu hạn của con người.