@HỌC TỐT
Đề 1: Phân tích ngắn gọn 4 bước bài "Cảnh Khuya" (bài văn)
- Mình trình bày trong ảnh
- Tham khảo
Đề 2: Phân tích ngắn gọn 2 câu đầu theo bài đã viết (đoạn văn)
Mình dựa theo sườn bài của bạn
Chú ý: viết sát lề khi xuống dòng sau mỗi lần trích thơ để không bị nhầm là bài văn
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ dân tộc và cách mạng Việt Nam, một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.... Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những tác phẩm hay của Bác; nó giúp ta cảm nhận rõ hơn tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ trong Bác, thấy đắm say trước vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của nơi núi rừng Việt Bắc và cho ta thêm kính yêu, khâm phục lòng nồng nàn yêu nước của Bác. Trước hết, với hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya", hiện lên là một khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ tuy tĩnh lặng mà đẹp đẽ, mộng mơ vô cùng:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đọc câu thơ đầu tiên, ta thấy được sự tài tình của Bác thông qua lối so sánh độc đáo. "Tiếng được ví von như “tiếng hát xa”, giúp ta cảm nhận con suối vô cùng trong trẻo, tươi mát, tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, lối so sánh thiên nhiên với con người này còn tạo cảm giác thân thuộc gần gũi khi tâm hồn nhà thơ hòa chung với cảnh vật nơi núi rừng. Ta có thể thấy nét tương đồng với bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi nhưng trong bài, Nguyễn Trãi lại ví "tiếng suối" với "tiếng đàn cầm". Với việc so sánh cảnh vật với cảnh vật và cảnh vật với con người ta nhận thấy rõ sự kết hợp giữa cảnh vật và con người là hài hòa hơn cả. Từ đó không chỉ tạo nên khung cảnh mộc mạc, nên thơ, hòa với tâm hồn lãng mạn, phong thái ung dung, lạc quan của thi sĩ trong "Cảnh khuya" mà còn cảm nhận "tiếng suối" như lặng lẽ, nhẹ nhàng đi vào lòng người. Ở câu thơ tiếp, hình ảnh "trăng" và "cổ thụ" hiện lên một cách thật sinh động, hấp dẫn. Không chỉ vậy, việc kết hợp chúng với động từ "lồng" đã phần nào thể hiện được sự đơn đệu nhưng tinh tế, nhịp nhàng. Cảnh vật thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, quấn quýt đan xen vào nhau, tạo thành bức tranh hoàn mỹ. Nghệ thuật điệp từ “lồng” trong câu thơ đã thể hiện được tâm tình, ý đồ của tác giả về một bức tranh nơi núi rừng đẹp mộng mơ. Cuối cùng, chỉ với hai câu thơ đầu nhưng Bác đã cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần gần gũi, thân thuộc của rừng núi Việt Bắc. Đồng thời hai câu thơ còn thể hiện sự mong muốn, khát vọng hòa bình của Người.
'