Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức. (Trích Nếu bạn biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2012) 1, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (0,5 điểm) 2, Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy . (1 điểm) 3, Như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức, ước mơ cháy bỏng đang nằm nơi sâu thẳm trái time m. Hãy bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: Đánh thức ước mơ. (2 điểm)

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.” Được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối bằng từ “vậy mà”. B. Nối bằng từ “thì”. C. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). D. Nối bằng từ “mà” Câu 2. Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta sử dụng quan hệ từ nào dưới đây? A. bởi vì B. nên C. nhưng D. và Câu 3. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì ? A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ Câu 4: Dòng nào viết hoa sai quy tắc chính tả? A. Anh hùng Lực lượng vũ trang B. Huy chương Vàng C. Huân chương sao Vàng D. Đôi giày Vàng Câu 5: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây ? A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học. C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan. D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu. Câu 6: Trong các cụm từ: ruột cây rơm, chân cây rơm, tay mẹ: từ nào là nghĩa chuyển ? A. Chỉ có từ ruột mang nghĩa chuyển B. Có hai từ ruột, chân mang nghĩa chuyển C. Cả ba từ ruột, chân, tay mang nghĩa chuyển D. Có một từ chân mang nghĩa chuyển Câu 7. Từ đầu trong dòng nào đều được dùng với nghĩa chuyển? A. đầu nhà, đầu gà B. đau đầu, đầu làng C. đầu nguồn, đầu đàn D. nhức đầu, đứng đầu Câu 8. : Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp? A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực. B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng. C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai. D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để. Câu 9. Từ xanh trong câu “ Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha” và từ xanh trong câu “ Bốn mùa cây lá xanh tươi tốt” có quan hệ với nhau như thế nào? a, Đó là từ nhiều nghĩa b, Đó là hai từ đồng âm c, Đó là hai từ đồng nghĩa d, Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng âm Câu 10: Tìm vị ngữ trong câu sau: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. A. trong khoảnh khắc mùa thu B. rơi trong khoảnh khắc mùa thu C. thoắt cái D. lác đác