Dạng 1: Tính pH của dung dịch sau khi trộn dd nhiều axit mạnh với dd nhiều bazo mạnh
- Tính số mol axit, bazo (n = CM . V)
→ Tính số mol H+, OH- trong từng dung dịch axit và bazo đó
- Viết PT: H+ + OH- → H2O
- Xác định chất dư chất hết, chất dư → tính số mol chất dư
- Tính lại V dd sau khi trộn = V dd axit + V dd bazo (l)
- Tính nồng độ H+ hoặc OH- dư:
+) Nếu H+ dư → [H+ dư ] = nH+ dư : V dd sau khi trộn → pH = -lg[H+]
+) Nếu OH- dư → [OH-] dư = nOH- dư : V dd sau khi trộn
→ [H+].[OH-]= 10^-14 → [H+] → pH = -lg[H+]
Dạng 2: Tính nồng độ của dung dịch axit mạnh, bazo mạnh trước khi trộn khi biết pH của dd sau khi trộn
Tính số mol H+, OH- trong dung dịch trước khi trộn (chất nào chưa biết thì đặt ẩn và tính theo ẩn)
V dd sau khi trộn = V axit + V bazo (l)
H+ + OH- → H2O
- Từ pH xác định chất hết chất dư :
+) pH > 7 → OH- dư → Tính [H+]= 10^-pH→ [H+].[OH-]= 10^-14
→ [OH-] dư → nOH- dư = [OH-] dư . V dd sau khi trộn
nH+ trong dd ban đầu = nOH- p.ứ
nOH- trong dd ban đầu = nOH- p.ứ + nOH- dư
+) pH < 7 → H+ dư → Tính [H+] dư = 10^-pH →nH+ dư = 10^-pH . V dd sau khi trộn
nOH- trong dd ban đầu = nH+ p.ứ
nH+ trong dd ban đầu = nH+ p.ứ + nH+ dư
Lưu ý: Đối với bài trộn dung dịch có axit yếu, bazo yếu thì bài toán phức tạp hơn cần kể đến Ka, Kb