I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
2, Thân bài
- Giải thích
- Chứng minh
- Bình luận
- Liên hệ
3, Kết bài
II, Bài văn tham khảo
Chúng ta đang sống trong một thế giới nào? Các bạn hãy cùng tôi đi tìm câu tra lời cho câu hỏi này nhé!
Trước khi nói chúng ta đang “chuyển đổi” từ thế giới thực sang ảo, từ thế giới hiện thực sang thế giới số?
Để làm rõ hơn những điều suy nghĩ, những câu hỏi mà chưa biết cách nào để trả lời, tôi muốn chia sẻ cách sắp xếp 4 cuốn sách khá có tên tuổi trên đây, về kinh tế toàn cầu - bất bình đẳng toàn cầu - địa chính trị và kinh tế thế giới - sức mạnh của nhân dân và lợi nhuận kinh tế - sức mạnh của số đông khi tham gia vào mạng xã hội.
Hầu hết, những từ ngữ này, những chủ đề này đều nằm trong top tra cứu và dẫn chiếu trong học thuật cũng như trong đời sống xã hội hàng ngày, ở bất kỳ đâu và hữu ích cho bất kỳ ai.
Câu chuyện là, nếu chúng ta sắp xếp chúng, 4 cuốn sách với những chủ đề rất hữu ích và thiết thực trên cùng với nhau, tôi thấy được nhiều hơn những gì chúng ta đang nói đến, trong từng cuốn sách.
Lấy ví dụ, từ cuốn “Bất Bình Đẳng Toàn Cầu, Một cách tiếp cận mới trong thời toàn cầu hóa”, khi kết nối nó với cuốn bên cạnh: Thế Giới Không của Riêng Ai, Phương Tây, Sự Trỗi dậy của Thế giới còn lại và Sự Xoay Chuyển Toàn cầu, bạn sẽ nghĩ gì, bạn sẽ nói gì với sinh viên của bạn?
Tương tự vậy, nếu đọc Bất Bình Đẳng Toàn Cầu, Một cách tiếp cận mới trong thời toàn cầu hóa, với cuốn của giáo sư nổi tiếng Joseph Stiglitz, Nhân Dân – Quyền Lực – Lợi nhuận, Chủ nghĩa Tư Bản Tiến bộ trong Thời đại Toàn cầu Bất mãn, hãy hỏi lịch sử của tư bản có khi nào và đã bao giờ là tiến bộ?
Đo lường sự tiến bộ đó bằng cách nào?
Từ Chủ Nghĩa Tư Bản Tiến bộ đến với Bất Bình Đẳng Toàn cầu như thế nào?
Tại sao lại bất mãn, khi đó là chủ nghĩa tư bản tiến bộ?
Tại sao chúng ta lại bất mãn và đi kèm là bất bình đẳng toàn cầu, khi vì toàn cầu hóa mà tạo ra bất bình đẳng toàn cầu?
Để giải quyết những bất mãn đó, liệu không toàn cầu hóa có là giải pháp? Hay toàn cầu hóa đi “chệch hướng” như Stiglitz đề xuất sẽ được “chỉnh đúng hướng” như thế nào, hay chúng ta lại mất 50 năm tới để đi “tìm hướng”?
Điều cuối cùng khá thú vị, với cá nhân tôi khi đọc và suy ngẫm giữa cuốn sách của Stiglitz trên đây với cuốn Quyền lực Mới – Làm sao để Quyền lực có hiệu quả trong thế giới kết nối và Làm sao để chúng phục vụ bạn!
Bởi nếu có ai đọc và nghe Stiglitz chia sẻ về Quyền lực của Nhân dân và Lợi Nhuận, dưới khía cạnh “quyền lực của mạng xã hội là một dạng độc quyền tự nhiên, và chúng có khả năng xâm phạm vào tất cả những quyền cá nhân, quyền con người, và không dễ gì chúng bị phá vỡ khỏi trạng thái độc quyền đó…Theo đó, người dùng trên mạng xã hội sẽ bị chi phối…
Chúng ta có một tiền lệ trong quá khứ, là chúng ta không trả tiền cho nô lệ, chúng ta trả tiền cho chủ nô, và hiện giờ là mô hình đi theo như vậy”.
Vậy thì, bản chất của thế giới “kết nối” là thuộc về Nhân dân, thuộc về số đông đi theo (followers), hay thực ra, tất cả chỉ là nô lệ của vài hệ thống mạng xã hội mà có ai đó, vài ba hãng đang làm chủ cả thế giới?
Sức mạnh của Nhân dân ư?
Với nền giáo dục chất lượng thấp, nhận thức về kinh tế - chính trị trong tình trạng thông tin bất đối xứng ư? Trong sự đói nghèo và bất bình đẳng lớn nhất trong lịch sử loài người ư?
Liệu có giáo sư nào, đại học nào, chính phủ nào, hay tổ chức quốc tế nào có thể lý giải những điều trên?
Thay vì ai đó của MIT hỏi tôi về tương lai 100 năm tới, những câu hỏi trên liệu có ai trả lời?
Chúng ta đang sống trong thế giới nào, nếu lấy Con Người - Nhân Quyền và Xóa bỏ Bất Bình Đẳng là trục chính để đánh giá tất cả các vấn đề còn lại của kinh tế - chính trị - giáo dục?