Đầu tiên, vùng đất Đại La là vùng đất có thế đất rộng, cao, bằng phẳng và thoáng đãng. Nhờ vậy, nhân dân có thể vừa chống được bão lũ mà vẫn thuận lợi cho việc trồng trọt. Chẳng những thế, điều kiện tự nhiên của Đại La cũng rất tốt vì có muôn vật phong phú tốt tươi. Về mặt phong thủy, nhà vua đã có những phân tích đó là đây là vùng đất đúng vào nơi trung tâm của đất trời, có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi. Đây chính là vùng đất đẹp về mặt phong thủy và mang ý nghĩa của vùng đất đế vương, mang hy vọng của vùng đất thịnh vượng muôn đời. Chính vì thế, đây chính là vùng đất của bậc đế vương ngự trị và đóng đô. Vùng đất Đại La không những có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi mà nơi đây còn là nơi hội tụ trọng yếu của đế vương muôn đời, là mảnh đất đóng đô trường tồn. Từ đó, nhà vua đã đưa kết luận rằng nơi đây chính là thắng địa, chính là nơi hội tụ trọng yếu của đế vương muôn đời. Khi đất nước đã hòa bình thống nhất, cần tập trung phát triển kinh tế thì thành Đại La chính là địa điểm đắc địa và thuận lợi cần thiết như vậy. Tóm lại, trong văn bản Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã khẳng định Đại La là thắng địa, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
*** câu ghép và trợ từ được in đậm.
- Vùng đất Đại La / không những có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi
CN1 VN1
mà nơi đây / còn là nơi hội tụ trọng yếu của đế vương muôn đời,
CN2 VN2
là mảnh đất đóng đô trường tồn.