Bài Làm :
Số phận của người xưa rất khổ cực và đói nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Lí do là vì xã hội phong kiến xưa không được tốt, vua quan ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến người dân. Ta có thể thấy được hình ảnh người dân khổ cực đến thế nào qua chùm ca dao than thân và truyện ngắn sống chết mặc bay. Ông cha ta đã mượn hình ảnh của những con vật nhỏ bé để khắc họa hình tượng của những người dân lao động thấp cổ bé họng, bị áp bức, sống một cuộc sống lam lũ, khổ sở. Đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải sống một cuộc đời vô định, không được tự quyết định cuộc đời của mình. Họ bị gò buộc trong tam tòng tứ đức, của lễ giáo phong kiến hà khắc. Còn trong truyện ngắn của Phạm Duy Tốn thì ta có thể thấy người dân rất khổ cực làm việc, chống lũ nhưng vua quan lại thờ ơ, không quan tâm đến dân mà chỉ quan tâm đến việc chơi bời. Những người dân lao động trước tình cảnh ngàn can treo sợi tóc, người mất ruộng, người mất nhà, thậm chí mất cả gia đình và con cái. Trong tình cảnh khó khăn như vậy mà người quan phụ mẫu, rõ ràng là gánh trách nhiệm đi hộ đê để bảo vệ dân mà lại ngồi trên đình cao ráo, không để ý hay quan tâm tới sinh mạng của người dân. Một tên quan phụ mẫu vô lương tâm, vô trách nhiệm. Qua hai bài chùm ca dao than thân và sống chết mặc bay, ta có thể thể thấy được đời sống khốn khó của người dân. Làm cho người đọc, người nghe không kìm nén được cảm xúc, cảm thất xót xa và thương cảm cho số phận những người dân ở xã hội cũ.