Gen dài 3417 có số liên kết hiđrô giữa G và X bằng số liên kết hiđrô giữa A và T. Số nuclêôtit từng loại của gen làA. A = T = 402; G = X = 603. B. A=T = G = X = 402. C. A = T = 603 ; G = X = 402. D. A = T = 603 ; G = X = 1809.
Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữaA. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp làA. 120. B. 140. C. 160. D. 180.
Nếu trình tự nuclêôtit của mạch gốc của ADN là 5'-ATGXGGATTTAA-3 trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào?A. 5'-TAXGXXTAAATT-3'. B. 3'-TTAAATXXGXAT-5'. C. 5'-TTAAATXXGXAT-3'. D. 5'-AUGXGGATTTAA-3'.
Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau: (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.(5) Nguyên tắc nhân đôi. (6) Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli vềA. (1), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (3), (5). D. (2), (4).
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?A. Mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. Mã di truyền được đọc theo chiều từ 3’- 5’ từ một điểm xác định trên phân tử mARN. C. Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribônuclêôtit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên nhau. D. Mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có 2 hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli ở 1. Chiều tái bản 2. Hệ enzim tái bản 3. Nguyên liệu tái bản 4. Số lượng đơn vị tái bản 5. Nguyên tắc tái bản.Câu trả lời đúng là A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 5.
Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên làA. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen?A. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau. B. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền. C. Đột biến điểm là 1 dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen. D. Đa số các dạng đột biến gen là dạng thay thế cặp nuclêôtit.
Hóa chất 5 – BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến