BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC

I. DI TRUYỀN Y HỌC:

- Là khoa học nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các bệnh di truyền.

- Có 2 nhóm bệnh di truyền ở người: bệnh di truyền phân tử và bệnh di truyền NST

II. CÁC BỆNH DI TRUYỀN PHÂN TỬ:

1. Khái niệm:

- Là những bệnh do đột biến gen gây ra, làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp của một prôtêin nào đó trong cơ thể.

2. Cơ chế gây bệnh:

- Đột biến gen làm ảnh hưởng đến prôtêin mà chúng mã hóa như mất hoàn toàn prôtêin, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường dẫn đến gây bệnh.

3. Một số bệnh di truyền phân tử:

* Bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm:

- Do đột biến gen mã hóa chuỗi Hb β gây nên. Đây là đột biến thay thế T à A, dẫn đến codon mã hóa axit glutamic (XTX) à codon mã hóa valin (XAX), làm biến đổi HbA à HbS: hồng cầu có dạng lưỡi liềm à thiếu máu.

* Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen (teo cơ):

- Là bệnh do đột biến gen lặn liên kết với NST giới tính X, bệnh do đột biến gen mã hóa prôtêin bề mặt tế bào cơ làm cơ bị thoái hóa, tổn thương đến chức năng vận động của cơ thể. Bệnh biểu hiện ở 2 đến 5 tuổi, chết nhiều ở tuổi 18 đến 20

* Bệnh Pheninkêto niệu:

- Do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, lên não gây độc tế bào thần kinh à điên dại, mất trí nhớ.

BÀI TẬP

Bài 1: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoại động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến dẫn đến làm cho biến một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư?

Làm

 

Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng (các prôtêin tham gia điều hoà quá trình phân bào). Hoạt động của những gen này (còn được gọi là gen tiền ung thư) bình thường chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.

Khi bị đột biến, gen trở nên hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến trội.

Câu 2: Ở người, gen quy định máu khó đông nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Một người đàn ông bị bệnh lấy vợ bình thường, sinh con trai bị bệnh . Dự đoán nào sau đây đúng?

A. Người vợ mang alen gây bệnh

B. Tất cả các con gái của họ đều không bị bệnh này

C. Xác suất sinh ra 1 người con trai bình thường của họ là 50%

D. Bệnh này chỉ biểu hiện ở nam mà không biểu hiện ở nữ.

Làm

Con trai bị bệnh có kiểu gen XaY → vợ bình thường có kiểu gen XAXa → A đúng.

Chồng bệnh có kiểu gen XaY.

XAXa x XaY → Đời con: 1/4 XAXa : 1/4XaXa : 1/4XAY : 1/4XaY

Đời có con: 1/2 con gái bình thường : 1/2 con gái bệnh → B sai.

- Xác suất sinh ra 1 người con trai bình thường của họ là 1/4XaY = 25% → C sai

- Bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ → D sai.

 

 

Câu 3.    Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư?

Làm

 

-   Các đột biến xảy ra ở vùng điều hoà của gen tiền ung thư làm cho gen hoạt động mạnh tạo ra quá nhiều sản phẩm và làm tăng tốc độ phân bào; đây chính là nguyên nhân làm cho khối u tăng sinh quá mức dẫn đến bệnh ung thư.

-   Đột biến làm tăng số lượng gen  tăng lượng sản phẩm của gen đó  gây ung thư

-   Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST => làm thay đổi mức độ hoạt động của gen => làm tăng sản phẩm => gây ung thư.

Câu 5.    Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng:

Làm

 

(a).  Đồng sinh cùng trứng:

-        Do 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng  1 hợp tử, trong những lần phân bào đầu tiên hợp tử tách thành 2 hay nhiều tế bào riêng biệt và mỗi tế bào phát triển thành 1 cơ thể.

-        ĐSCT có cùng kiểu gen, cùng giới tính và cùng nhóm máu

(a).  Đồng sinh khác trứng:

-        Do 2 hay nhiều trứng cùng thụ tinh với các tinh trùng khác nhau vào cùng 1 thời điểm, hình thành các hợp tử  các cơ thể khác nhau.

-        ĐSKT có kiểu gen khác nhau, có thể khác giới tính, khác nhóm máu.

Câu 6.    Nêu mục đích, nội dung và kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền phả hệ.

Làm

 

Mục đích:

-        Nhằm xác định gen qui định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay giới tính, di truyền theo những qui luật nào

Nội dung:

-        Nghiên cứu sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng dòng họ qua nhiều thế hệ.

Kết quả:

-        Xác định được tính trạng trội (da đen, tóc xoăn, môi dày …) và tính trạng lặn (da trắng,tóc thẳng, môi mỏng …) ở người.

-        Xác định được những tính trạng di truyền liên kết với giới tính: máu khó đông, mù màu (gen trên X), tật dính ngón tay 2 và 3 (gen trên Y)

Câu 7.    Trình bày mục đích, nội dung và kết quả của phương pháp nghiên cứu các trường hợp đồng sinh và phương pháp tế bào học.

Làm

 

(a).  Phương pháp nghiên cứu đồng sinh

Mục đích:

-        Nhằm xác định tính trạng chủ yếu do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống

Nội dung:

-        So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính trạng ở các trường hợp đồng sinh, sống trong cùng một môi trường hoặc khác môi trường

Kết quả:

-        Nghiên cứu cho thấy tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó đông ... hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen. Khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường

(b). Phương pháp nghiên cứu tế bào

Mục đích:

-        Tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nội dung:

-        Quan sát, so sánh số lượng, cấu trúc hiển vi của bộ NST trong tế bào của người mắc bệnh di truyền với bộ NST của người bình thường

Kết quả:

 

-        Phát hiện được: thể 3 NST 21 --> gây hội chứng down; XXX --> hội chứng siêu nữ; XXY--> hội chứng Claiphenter; XO --> Tơcnơ 

Bài 8 : Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phênimkêto niệu ở người?

Làm

 

Gen bị đột biến —» không tổng hợp được enzim chức năng —> phêninalanin không được chuyển hoá thành tirôzin -» phêninalanin bị ứ đọng trong máu -> chuyển lên não đầu độc tế bào thần kinh.

Bài 9 Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao?

Làm

 

Do các tác nhân lí hoá của môi trường, bệnh Đao là phổ biến nhất trong các dạng đột biến dị bội còn sống được ở người. NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác, vì vậy sự mất cân bằng do liều gen thừa ra của 1 NST 21 là ít nghiêm trọng nên bệnh nhân còn sống được.

Bài 10: Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể NST số 1 hoặc số 2 (những NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST người) của người?

Làm

 

Không phát hiện được các bệnh nhân có thừa NST số 1 và số 2 ở người là do NST số 1 và 2 là những cặp NST lớn nhất trong số NST người, chứa rất nhiều gen —> việc thừa ra một NST số 1 hay số 2 -> sự mất cân bằng gen do thừa 1 NST 1 hay 2 là nghiêm trọng —» có thể chết ngay từ giai đoạn phôi thai.

Câu 11.    Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các NST số 1 hoặc số 2 của người?

Làm

 

-   Cặp NST số 1 và số 2 là những cặp NST lớn nhất trong số các NST của người, chứa rất nhiều gen vì vậy việc thừa ra một NST số 1 hay số 2 dẫn đến sự mất cân bằng gen rất nghiêm trong đối với cơ thể. Những trường hợp thừa 1 NST của cặp số 1 hoặc số 2 thường làm cho cá thể chết ngay từ giai đoạn phôi thai.

Câu 12: Trong các bệnh/ hội chứng bệnh sau đây ở người, bệnh/ hội chứng nào do đột biến số lượng NST gây nên?

(1) Ung thư máu.               (2) Hội chứng tiếng khóc mèo kêu.

(3) Hội chứng đao.            (4) Hội chứng Claiphento.                 (5) Bệnh bạch tạng.

A. (1) và (2)

B. (3) và (4)

C. (1) và (5)

D. (2) và (3)

Câu 13: Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Ung thư là 1 loại bệnh được hiểu đầy đủ là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

(2) U ác tính khác với u làn tính là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau.

(3) Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST.

(5) Ung thư là 1 trong những bệnh nan y chứa có thuốc chữa.

A. 1                                      B. 2

C. 3                                      D. 4

Câu14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hội chứng Đao ở người?

A. Người bị hội chứng Đao trong tế bào có 47 NST.

B. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội thể 1 nhiễm ở NST số 21.

C. Người bị hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim,… và khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu.

D. Hội chứng Đao ít xuất hiện ở những trẻ được sinh ra khi người mẹ đã lớn tuổi.

Câu 15: Bảng sau cho biết tên và nguyên nhân của một số bệnh di truyền ở người. Hãy ghép tên bệnh với 1 nguyên nhân gây bệnh sao cho phù hợp.


A. 1d, 2b, 3f, 4e, 5gPhương án đúng là:

B. 1e, 2c, 3g, 4a, 5f

C. 1d, 2b, 3g, 4e, 5f

D. 1e, 2c, 3g, 4a, 5f

Câu 16: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Gen A quy định máu đông bình thường. Trường hợp nào sau đây cho đời con có tất cả con gái đều bình thường và tất cả con trai đều mắc bệnh máu khó đông?

A. XaXa x XaY

B. XAXa x XAY

C. XaXa x XAY

D. XAXA x XaY

Câu 17: Đối với 1 bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường quy định, nếu 1 trong 2 bố mẹ bình thương, người kia mắc bệnh thì khả năng con của con họ mắc bệnh là:

A. 50%                                       B. 25%

C. 0%                                         D. 75%

         

 

Bài viết gợi ý: